Thảo dược xua tan bệnh gout
25.08.2015, 01:38 AMBạn thích bài viết này?
Vấn đề từ chất purin
"Gout xảy ra khi tinh thể acid uric - một dạng chất thải tự nhiên trong cơ thể - hình thành trong các khớp xương", Kate Di Prima - phát ngôn viên của Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng của Úc đưa ra giải thích. "Thực phẩm có chứa hàm lượng cao purin sản xuất nhiều acid uric hơn, vì vậy hãy bắt đầu bằng cách tránh xa những thứ thực phẩm đó nếu bạn đang phải chịu đựng bệnh gout".
Nên ăn quả đào, dâu tây
Trong khi các loại thực phẩm giàu purin và rượu có thể tránh được, một số thực phẩm thực sự là tốt cho bệnh nhân bị bệnh gout. "Một phương thuốc phổ biến chữa bệnh là quả đào," chuyên gia về liệu pháp thiên nhiên cơ thể và tâm hồn Mim Beim nói. "Đào chứa anthocyanidins giúp hạ thấp acid uric. Ăn một chén anh đào tươi hoặc đóng hộp mỗi ngày. Dâu tây và quả việt quất cũng rất tốt".
Thảo mộc rất tốt
Bà cũng nói rằng các loại thảo mộc làm tăng đào thải lượng acid uric ra ngoài cơ thể bao gồm lá cây tầm ma, gốc sồi, rau mùi tây, hạt giống cần tây và bạch dương. "Uống nước sắc thảo dược có chứa cây tầm ma giúp khỏi cơ thể giải thoát acid uric dư thừa. Và một loại nước làm từ hai phần ba củ cà rốt, một phần ba cần tây và một số nhánh mùi tây có thể giúp giảm sưng viêm khi bị gout tấn công".
Cây sói rừng
Loại cây này còn gọi là "cửu tiết trà", "tiếp cốt mộc", "cửu tiết phong"… và có tên khoa học là Sarcandra grabra (Thunb), mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Theo dược học cổ truyền, cây sói rừng vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng rộng rãi trong dân gian với công dụng thải trừ độc, giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch, thường dùng trong các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, thống phong (bệnh gút).
Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, dịch chiết từ cây sói rừng có tác dụng chống viêm đạt hiệu quả 97,6%, không gây tác dụng phụ, đặc biệt phần lá cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất. Các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã bào chế sói rừng thành dạng thuốc tiêm bắp để trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp một cách hiệu quả.
Hy thiêm
Cây dược liệu hy thiêm còn có tên gọi khác là chó đẻ hoa vàng, được dùng phổ biến trong y học cổ truyền và công nghiệp dược ở Việt Nam. Hy thiêm chứa chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin giúp người mắc bệnh gút hạ acid uric trong máu. Hiện nay, nhiều nghiên cứu của đại học Dược Hà Nội cho thấy tác dụng hạ acid uric và chống viêm, giảm đau rõ rệt của loại cây này.
Hy thiêm còn có tác dụng dược lý như trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng an thần, hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của những vết loét trên cơ thể. Nhờ vậy, dược liệu sẽ làm giảm biến chứng ở bệnh nhân gút.
Lá hy thiêm có tác dụng ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính và ức chế yếu giai đoạn viêm mãn tính thực nghiệm. Mặt khác, độc tính cấp của hy thiêm tương đối thấp (77,7g trên mỗi kg trọng lượng), do đó chúng đã được bào chế thành thuốc điều trị bệnh gút.
Vấn đề lối sống
Một thái độ sống lành mạnh tổng thể chính là việc ăn uống và tập thể dục làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Người bị bệnh gout điển hình bị thừa cân, thường xuyên ăn thịt đỏ và uống một lượng lớn rượu, đặc biệt là bia. Chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt cũng góp phần dẫn đến bệnh gout.
"Rượu, ăn quá nhiều, ăn kiêng và mất nước có thể kích hoạt tấn một cuộc công từ bệnh gout", tiến sĩ John Carnie, bộ trưởng bộ Y tế của tiểu bang Victoria nói. "Giảm trọng lượng dư thừa của cơ thể . Cắt giảm việc tiêu thụ rượu quá mức, uống nhiều nước và tránh chất fructôzơ - được tìm thấy ở nhiều nước uống không cồn".
Nhìn chung, ông nói, những người bị bệnh gout có thể chú ý. "Lựa chọn lối sống lành mạnh kết hợp với một chương trình điều trị chính xác có nghĩa là bệnh gout có thể được chế ngự thành công".
Nguồn: healthplus.vn
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,289 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,009 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,915 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,887 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,331 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,676 lượt xem