Phân biệt bệnh gút và bệnh giả gút
21.08.2015, 01:24 AMBạn thích bài viết này?
Bệnh gút và bệnh giả gút là bệnh lý do ứ đọng tinh thể muối tại khớp và mô liên kết. Biểu hiện lâm sàng của bệnh gút và bệnh giả gút rất giống nhau với hội chứng viêm một hoặc nhiều khớp cấp tính, tái diễn và một số biến chứng ở cơ quan khác. Tuy nhiên Bệnh gút và bệnh giả gút có nguyên nhân và điều trị hoàn toàn khác nhau.
Tinh thể gây viêm khớp
Bệnh gút là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa chất purin, làm tăng cao lượng acid uric trong máu, gây lắng đọng thành tinh thể urat, hình kim tại khớp và các mô mềm.
Bệnh gút do lắng đọng tinh thể acid uric, hình kim
Bệnh giả gút hay còn gọi là bệnh vôi hóa do lắng đọng tinh thể muối calcium pyrophosphate dihydrate tại các khớp. Khác với bệnh gút là tinh thể hình kim, bệnh giả gút với tinh thể muối calcium có hình thoi như hình sau:
Bệnh giả gút với tinh thể muối cancium, hình thoi
Do đó để chuẩn đoán chính xác bệnh gút, bệnh nhân nên làm xét nghiệm acid uric trong máu và soi kính hiển vi tinh thể gây viêm khớp.
Gút và bệnh giả gút đều xuất hiện do ứ đọng tinh thể muối tại khớp và mô liên kết. Mặc dù có những biểu hiện lâm sàng giống nhau như: viêm một hoặc nhiều khớp cấp tính, tái diễn và liên quan chặt chẽ tới một số bệnh rối loạn chuyển hóa nhưng đối tượng mắc, nguyên nhân và mục tiêu điều trị của 2 bệnh này là khác nhau.
Về nguyên nhân gây bệnh
Đối với gút, bệnh thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Nguyên nhân gây bệnh do lắng đọng tinh thể muối urat hình kim tại khớp và các mô mềm, khởi phát ở khớp ngón chân cái (70%), mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay, khuỷu tay. Cơn gút cấp thường tấn công về đêm một cách đột ngột và gây sưng, đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ.
Trong khi đó, bệnh giả gút có tỷ lệ mắc tăng theo tuổi (khoảng 10- 15% số người ở độ tuổi 65 - 75 và tới 30 - 50% những người trên 85 tuổi). Nguyên nhân gây bệnh giả gút là do lắng đọng muối calcium có hình thoi tại khớp, thường khởi phát ở khớp gối và khớp lớn, sau đó là khớp cổ chân, cổ tay, khuỷu tay. Bệnh giả gút cũng có thể gây ra các cơn viêm khớp: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội và tái phát theo chu kỳ tương tự cơn gút cấp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút
Bệnh gút và bệnh giả gút đều gây cơn viêm khớp cấp tính và gây đau dữ dội. Tuy nhiên hai bệnh cũng có những dấu hiệu lâm sàng khác nhau.
Bệnh gút thường khởi phát ở các ngón khớp cái (75% các trường hợp). Ngoài ra, cũng có biểu hiện ở mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay và khuỷu tay. Bệnh gút thường gặp ở nam giới độ tuổi 30 – 40 tuổi. Phụ nữ bị gút thường sau tuổi tiền mãn kinh.
Bệnh giả gút thường khởi phát khớp gối và khớp lớn, rất hiếm gặp khớp ngón tay, ngón chân. gây viêm khớp gối. Bệnh gặp đồng thời ở nam giới và nữ giới, người trên 65 tuổi. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh tăng.
Mức độ đau và viêm ở bệnh gút và giả gút cũng khác nhau.
Cơn gút cấp thường tấn công về đêm, đột ngột và sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ. Trong khi bệnh giả gút thường gây đau từ từ trong nhiều ngày hơn và mức độ trầm trọng cũng ít hơn so với cơn gút cấp.
Bệnh gút gây lắng đọng acid uric dưới da và hình thành các hạt tophi, trong khi bệnh giả gút không tạo hạt tophi.
Về điều trị
Nguyên tắc đối với bệnh gút là giảm đau, giảm viêm trong giai đoạn cấp và hạ nồng độ axit uric trong máu, còn đối với bệnh giả gút chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bên cạnh đó, người mắc bệnh giả gút không cần áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt như bệnh nhân gút.
Việc phân biệt gút và bệnh giả gút đóng vai trò rất quan trọng giúp sử dụng đúng thuốc, điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, đối với người mắc gút, nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm như: tàn phế, tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận, suy tim,… trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Ảnh minh họa.
Gút là một bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa, cần điều trị lâu dài. Hiện nay, nhiều bác sĩ có xu hướng cho bệnh nhân điều trị bệnh gút theo phác đồ phối hợp giữa đông – tây y, cụ thể: dùng thuốc tây y để giảm nhanh triệu chứng đau, sau đó, sử dụng lâu dài các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ nhằm hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tái phát cơn gút cấp.
Để phát hiện và điều trị gút kịp thời, bên cạnh việc uống thuốc thường xuyên, người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng của gút để phân biệt với những bệnh khớp khác, đặc biệt là bệnh giả gút, đồng thời, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và tuân thủ theo phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định.
Nguồn: baomoi.com
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,325 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,053 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,979 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,924 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,386 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,729 lượt xem