Những điều cần biết khi bổ sung vitamin, thuốc bổ
02.09.2015, 10:54 PMBạn thích bài viết này?
Vitamin trong thức ăn hay vitamin tổng hợp đều tốt
Xét về mặt cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học, cũng như tính năng tác dụng thì không có sự khác biệt giữa hai loại vitamin này. Hơn nữa, khác với vitamin có trong thức ăn, vitamin tổng hợp sẽ được cơ thể hấp thu 100% qua ruột. Đồng thời, vitamin tổng hợp hết sức an toàn, kể cả những thực phẩm dinh dưỡng gồm hỗn hợp sữa trộn lẫn vitamin dành cho trẻ. Nhưng thực ra, để có đủ vitamin cần thiết cho cơ thể, không cần phải dùng vitamin tổng hợp, mà chỉ cần hàng ngày ăn uống đủ các loại thức ăn giàu vitamin.
Uống vitamin vào sau bữa ăn là tốt nhất
Khi hấp thu vào cơ thể, có 4 loại vitamin phải tan trong mỡ mới hấp thu được, đó là vitamin A, K, D, E. Còn lại là các vitamin tan trong nước. Vì thế, người ta khuyên nên uống các loại vitamin sau bữa ăn.
Có thể uống riêng từng loại vitamin hoặc uống chung một lúc đều được, bởi tất cả chúng đều được hấp thu trong ruột non mà không hề có sự tương tác lẫn nhau.
Nhóm thực phẩm tập trung nhiều canxi
Thông thường bạn có thể bổ sung canxi bằng cách uống viên nén canxi hay thông qua các loại thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, đối với trẻ nhỏ việc bổ sung canxi nên thu nạp bằng cách ăn các loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi lớn.
Những nhóm thực phẩm tập trung nhiều canxi như sữa (có chứa 306mg canxi, sữa đã gạn kem, sữa không có chất béo hoặc ít chất béo), sữa chua (có chứa 448mg canxi), pho mát, kem, các món canh xương, rau lá xanh đậm (có chứa 245mg canxi) và đậu phụ.
Ngoài ra, các loại đồ hải sản cũng chứa rất nhiều canxi, như các loại cá, nhất là cá hồi, cá mòi, tôm hùm.
Việc bổ sung canxi cũng đặc biệt quan trọng đối với các em trong giai đoạn dậy thì, cơ thể được cung cấp đủ canxi trong thời kỳ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xương có thể phát triển tối đa. Mỗi ngày những em trong độ tuổi trưởng thành chỉ cần uống từ 4-5 cốc sữa hay sữa chua đã có thể đáp ứng lượng canxi cần cho sự phát triển của cơ thể và xương.
Nên sử dụng vitamin và khoáng chất khi nào?
Chỉ sử dụng khi chế độ ăn thường xuyên không đầy đủ, ăn uống thiên lệch (không ăn rau hoặc ăn quá ít, thường ăn thức ăn công nghiệp như mì gói, bánh kẹo, khoai tây chiên...). Người bệnh ăn uống không được, ăn quá ít; trẻ nhỏ biếng ăn (ví dụ một ngày cần phải ăn 100g thịt, 100g gạo, 200g trái cây, 500ml sữa... nhưng trẻ ăn quá ít nên lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu). Hoặc những người làm việc quá căng thẳng, vận động quá nhiều, tiêu hao năng lượng lớn như vận động viên; phụ nữ mang thai có nhu cầu axit folic, canxi, sắt... tăng vọt cần phải bổ sung mà nhu cầu ăn uống thông thường không thể bổ sung đủ...
Khi sử dụng các loại vitamin liều cao phải có toa bác sĩ. Nếu cần thiết phải mua thì chỉ nên mua loại đa sinh tố khoáng chất. Khi mệt mỏi, làm việc căng thẳng... uống một viên bổ sủi bọt thì chỉ có tác dụng hỗ trợ tâm lý (làm người ta yên tâm) chứ không hẳn là cần thiết. Song dù chỉ hiệu quả về mặt tâm lý thì trong cuộc sống nhiều khi con người cũng rất cần điều đó.
Hầu hết vitamin đều khó gây ngộ độc. Nếu cơ thể thiếu nhiều vitamin thì khi uống cơ thể sẽ hấp thụ nhiều, thiếu ít hấp thụ ít. Nếu mình cho ít thì tỉ lệ hấp thụ nhiều, mà cho số lượng nhiều thì tỉ lệ hấp thụ ít và thải ra. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý nếu cho trẻ sử dụng nhiều vitamin D thì có thể dẫn đến táo bón cho trẻ. Vitamin A và D nếu dùng liều quá cao (hàng triệu đơn vị) có thể gây ngộ độc cấp tính, tuy nhiên cũng rất hiếm xảy ra.
Về nguyên tắc những vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K thì có thể gây ngộ độc vì khi sử dụng dồn dập quá nó sẽ thải không kịp, thải khó, dễ tích lũy ở gan gây hại gan và thường chỉ có A và D có liều cao, còn hai loại kia ít khi có liều cao. Vitamin C uống nhiều có thể gây sỏi thận vì nó tạo ra những chất muối khoáng không hòa tan...
Những nguy cơ khi bổ sung vitamin
- Nguy cơ ngộ độc khi sử dụng quá liều: Khi dùng các vitamin tự nhiên, mọi dưỡng chất được cân bằng một cách tự nhiên do vậy không có hiện tượng quá liều.
Nhưng vitamin bổ sung từ các dạng chế phẩm bao giờ hàm lượng cũng nhiều hơn rất nhiều so với vitamin có được từ thực phẩm nên dễ xảy ra hiện tượng quá liều.
Nhiều loại vitamin tan trong nước được đào thải ra khỏi cơ thể một cách đơn giản nếu bạn hấp thu nhiều hơn lượng cần thiết. Tuy nhiên, một số loại vitamin bao gồm niacin, vitamin A, B-6, C và D, có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc khi sử dụng quá liều.
Vitamin A và D là loại vitamin tan trong dầu, vì vậy chúng được tích trữ trong cơ thể nếu bạn hấp thu nhiều hơn lượng cần thiết. Các triệu chứng ngộ độc có thể là tương đối nhẹ như ngứa, đau đầu, da đỏ ửng hoặc rối loạn dạ dày, hoặc có thể là nghiêm trọng hơn bao gồm sỏi thận, rối loạn nhịp tim và lú lẫn.
Ở trẻ em, bổ sung quá nhiều vitamin A hơn liều được đề nghị sẽ dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Dư thừa loại vitamin này có thể làm tăng tái hấp thu của canxi khiến hàm lượng canxi máu tăng cao.
Phụ nữ mang thai cũng không nên bổ sung quá nhiều vitamin A vì sự dư thừa có thể gây dị tật bẩm sinh.
- Những người dùng một số loại thuốc có thể cần hạn chế liều lượng một số loại vitamin do có khả năng tương tác thuốc. Ví dụ, những người đang dùng các thuốc chống đông máu không nên uống bổ sung vitamin E và K và nên cố gắng hấp thu những dưỡng chất này từ thực phẩm.
Dùng các loại vitamin chống oxi hóa bao gồm beta carotene có thể làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe ở những người hút thuốc.
- Dị ứng: Các hợp chất hóa học có trong những chế phẩm bổ sung vitamin có thể gây dị ứng cho một số người.
Nguồn: vietbao.vn
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,296 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,013 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,925 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,894 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,337 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,685 lượt xem