Người bị bệnh gút tập thể dục thế nào mới đúng?
13.08.2015, 11:13 PMBạn thích bài viết này?
Đối với bệnh nhân Gout, cần lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng. Các bài tập dưới đây sẽ giúp giảm các triệu chứng đau đớn và tái phát của bệnh. Điều quan trọng bạn cần phải kiên trì tập luyện, có thể bật thể loại nhạc nhẹ nhàng trong lúc tập để lấy cảm hứng.
Bài tập Aerobic:
Những bài tập aerobic nhẹ nhàng sẽ có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, giúp cải thiện chức năng phổi và làm tăng khả năng của cơ thể trong việc sử dụng oxy để chuyển hóa axit trong cơ thể. Ngoài ra, hầu hết các bài tập aerobic sẽ giúp tăng cường cơ bắp nhưng ở mức độ chậm dần, khác với những bài tập thể dục thể hình.
Chọn những bài tập aerobic đơn giản như khiêu vũ, hoặc có thể tập thể dục đi bộ, leo cầu thang. Bắt đầu với 10 phút mỗi ngày và cứ mỗi ngày lại thêm một vài phút. Mục tiêu của bạn là 30 đến 45 phút mỗi ngày. Nên tập đều đặn 5 ngày/ tuần.
Bơi lội:
Bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước là một cách tuyệt vời để tăng tính di động và chức năng của khớp. Khi bạn đang di chuyển trong nước, sẽ ít có áp lực lên các xương khớp của bạn.
Bạn nên bắt đầu từ từ và tăng dần thời gian dành cho việc bơi. Đó là việc cần thiết, bởi tốc độ và khoảng cách khi bơi không phải là điều quan trọng so với thời gian bơi. Xây dựng một thói quen tốt bằng cách bắt đầu 2 ngày/ tuần, mỗi lần bơi trong 15 phút. Mức độ tăng dần vào các tuần tiếp theo, để đạt mục tiêu bơi từ 30 đến 45 phút.
Bài tập giãn cơ
Giãn cơ có thể giảm được sự tích tự axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.
Bài tập lưng và cơ đùi sau
Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt. Vươn mình về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Giữ tư thế trong 15 giây và cố gắng làm thêm 3 lần nữa.
Bài tập vai
Đầu tiên dành vài phút để khởi động, nhất là phần cơ thể trên. Sau đó cuộn người về phía trước trong 30 giây rồi cuộn người về phía sau trong 30 giây. Tay luôn để sát theo cơ thể.
Bài tập cổ tay
Tay nắm hình nắm đấm, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 30 giây, đổi chiều ngược lại tiếp tục tập trong 30 giây.
Kết luận
Dù bất kể là bệnh của bạn đang ở tình trạng nào, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành luyện tập. Đối với những người mắc bệnh về xương khớp, cụ thể là Gout, trước khi đi vào những bài tập sức bền nặng hơn thì bệnh nhân nên bắt đầu với những bài tập cử động khớp và cơ bắp đơn giản phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Phải nhớ rằng bạn nên bắt đầu một cách từ từ và phải chọn cách luyện tập mà bạn thấy thoải mái nhất. Khi bạn gặp các triệu chứng như các cơn đau dữ dội, cơ thể mệt mỏi, vận động kém, sưng tấy khớp, bạn cần gặp ngay bác sĩ để có sự điều chỉnh thích hợp với chế độ tập của mình.
Hãy biến việc tập thể dục thành một phần việc hàng ngày của bạn và trở thành thói quen sống không thể thiếu của bạn.
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,289 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,009 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,915 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,887 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,331 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,676 lượt xem