Bệnh hạ đường huyết
27.06.2015, 11:58 PMBạn thích bài viết này?
Glucoza là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường (hạ đường huyết) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người. Trong máu, đường glucoza được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con người.
Hạ đường huyết ít gặp ở những người bình thường nhưng thấy phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường. Hạ đường huyết là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người, có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ thậm chí là rất nguy hiểm, nó còn nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng.
Nguyên nhân của hạ đường huyết là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây nên hạ đường huyết, có cả các nguyên nhân phối hợp, có nguyên nhân riêng rẽ, trong đó nguyên nhân hạ đường huyết của bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ đáng kể.
Việc điều hòa lượng đường trong máu một cách hài hòa là do hai loại hormon insulin và glucagon do tuyến tụy sản xuất ra: insulin sẽ làm giảm lượng glucoza còn glucagon sẽ làm tăng glucoza.
Sự điều hòa của hai loại hormon này rất nhịp nhàng, ví dụ sau bữa ăn tụy tiết ra chất insulin để giúp tế bào thu nhập glucoza mà chúng cần.
Khi có lượng glucoza thừa trong máu thì được sử dụng như nhiên liệu của các cơ hoặc được tích lũy lại trong gan.
Ngược lại khi cơ thể có lượng glucoza thấp thì ngay tức khắc glucagon sẽ được bài tiết từ tuyến tụy và sẽ giúp cho gan phóng thích ra glucoza dự trữ.
Trong bệnh tiểu đường do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng tốt với insulin nên làm tăng lượng glucoza trong máu.
Ngoài ra, nguyên nhân hạ đường huyết còn do: Ăn không đúng bữa, ăn không đủ. Thiếu bữa ăn phụ, bỏ bữa ăn, ăn quá ít. cụ thể:
- Hạ đường huyết do ăn không đúng bữa (ăn trễ giờ so với bữa ăn bình thường) hoặc bỏ bữa (đặc biệt là bữa ăn sáng)
- Hạ đường huyết vì bỏ bữa ăn vì quên hoặc cho là còn no bụng.
- Hạ đường huyết do ăn không đủ lượng cacbonhydrat (các loại tinh bột)
- Hạ đường huyết do nhịn đói lâu ngày.
- Hạ đường huyết do uống nhiều rượu, bia, đặc biệt lúc đang đói...
Những người có hoạt động quá mức bình thường như tập thể dục, thể thao (chạy điền kinh, bơi lội, leo núi, đua xe đạp đường trường…), lao động nặng; Uống nhiều rượu, bia, đặc biệt lúc đang đói… Mắc các bệnh nhiễm vi khuẩn như nhiễm trùng phổi và đường tiểu tiện, đặc biệt ở người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão. Các bệnh trầm trọng về thận, gan, tuyến giáp, ung thư. Rối loạn các cơ quan nội tiết hormon. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ khi người phụ nữ phải làm việc vất vả, hoặc xảy ra ở những người uống quá nhiều đồ uống có cồn.
Các dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết:
Hạ đường huyết được chia thành 3 mức độ khác nhau. Tương ứng với các mức độ đó, người bệnh thường có dấu hiệu sau:
- Hạ đường huyết mức độ nhẹ: bệnh nhân cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim nhịp nhanh, run tay đánh trống ngực và vã mồ hôi. Trong thực tế, người ta cũng thường gặp những công nhân do làm việc nặng nhọc, căng thẳng nên vào cuối giờ lao động, người mệt mỏi, làm việc kém năng suất, có dấu hiệu của hạ đường huyết thể nhẹ và hay xảy ra tai nạn lao động. Nếu được uống nước đường hay thức ăn ngọt.
- Hạ đường huyết mức độ trung bình: có biểu hiện về tinh thần kinh, người bệnh thấy cơ thể bạc nhược, giảm hoạt động trí tuệ, lú lẫn, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, xuất hiện hiện tượng dị cảm, nhìn một hoá hai, có các động tác bất thường, thậm chí có rối loạn giấc ngủ. Có người bị liệt nửa người, nhưng thường chỉ vài phút, vài giờ là khỏi hẳn. Cũng có trường hợp buồn nôn, đôi khi đau bụng, ngất.
- Những trường hợp hạ đường huyết nặng sẽ có thể xuất hiện lú lẫn cấp tính, người bệnh bị kích động mạnh, hôn mê xảy ra đột ngột, hôn mê sâu, co cơ hàm hoặc cơn co giật toàn thân, có khi liệt nửa thân. Nhiệt độ giảm. Khi hôn mê sâu có rối loạn ý thức, có thể kèm theo tình trạng vật vã, các động tác bất thường, có những dấu hiệu đặc biệt như tăng trương lực cơ toàn thân, vã mồ hôi nhưng không có biểu hiện mất nước. Ngoài ra người bệnh còn có thể có phản xạ tăng, dấu hiệu mút tay, níu áo, đầu và mắt quay sang một bên, giãn đồng tử hoặc đồng tử dao động. Biểu hiện hội chứng vận mạch và tim là điện tim đồ có thể hiện thiếu máu cơ tim. Bệnh có thể tiến triển thành hôn mê kéo dài (phù não) hoặc di chứng tinh thần kinh vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).
Nhưng nhìn chung, những biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy được vẫn là mệt đột ngột không giải thích được; đau đầu, chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; chân có cảm giác nặng; lo lắng bứt rứt; run tay; hồi hộp, tim đập nhanh; có khi buồn nôn và nôn.
Tổng hợp
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,289 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,009 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,915 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,887 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,331 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,676 lượt xem