Lưu ý khi điều trị bệnh khớp
05.08.2015, 10:57 PMBạn thích bài viết này?
Đến nay, nhân loại chưa tìm được nguyên nhân sâu xa gây bệnh khớp, cũng chưa có biện pháp nào chữa khỏi. Tuy nhiên, những tiến bộ của y học đã có thể khiến bệnh ngưng hoặc chậm tiến triển, bảo tồn chức năng vận động của khớp và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Điều trị bệnh khớp thường phức tạp và phải phối hợp nhiều biện pháp: điều trị triệu chứng đau và viêm (bằng thuốc kháng viêm, giảm đau), điều trị bệnh (các thuốc làm chậm tiến trình của bệnh), các thuốc hỗ trợ, các vitamin và khoáng chất, vận động trị liệu và vật lý trị liệu… Đặc biệt, người bệnh lưu ý uống theo đúng hướng dẫn, nếu có tác dụng ngoại ý, cần thông báo cho bác sĩ biết để đổi thuốc. Trong trường hợp trầm trọng mà chữa trị bằng thuốc không được như ý muốn thì bác sĩ có thể đề nghị giải phẫu khớp. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc và làm theo mách bảo dễ bị biến chứng.
Khi khớp có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm tại các chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại, tránh để đau kéo dài dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Người bị bệnh khớp nói chung cần bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C, D, E, một số loại acid béo có tác dụng tốt với khớp như: Acid béo Omega-3, có nhiều trong các loại cá giàu chất béo (Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống); Vitamin C và D có khả năng cải thiện tình trạng đau xương khớp. Vitamin E như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương có tác dụng giảm đau chống viêm. Bắp cải là loại rau được coi là cung cấp chất bôi trơn, làm linh hoạt chuyển động các khớp. Cà chua được coi là tốt cho người mắc bệnh khớp nhờ hàm lượng lycopen và chất carotenoit chống oxy hoá. Một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn. Ngoài ra, một vài nhánh tỏi ăn sống hoặc chế biến cùng thức ăn cũng rất tốt cho khớp. Và nếu thích ăn các loại rau thơm như như hành, húng, mùi tây, cà rốt, rau diếp thì đó đều là những thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh thấp khớp.
Để thiết lập chương trình tập luyện, người bị bệnh khớp nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên khởi đầu việc tập luyện với sự giám sát của chuyên viên vật lý trị liệu. Trước hết, phải làm ấm các khớp bị viêm, khởi động với các bài tập nhẹ. Sau đó, thực hiện các bài tập nặng hơn một cách từ từ với các trọng lượng nhỏ, tập thật chậm. Thêm vào đó, bệnh nhân cũng cần tránh các thói quen và những động tác sai tư thế sẽ gây hại cho khớp.
Đặc biệt, bệnh nhân nên có một tâm lý thật thoải mái, lạc quan với bệnh, xóa tan lo lắng giảm bớt áp lực và có những thư giãn cho cơ thể, như thế mới giảm gánh nặng cho xương khớp và tiến trình điều trị bệnh khả quan hơn.
Sưu tầm
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,289 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,009 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,915 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,887 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,331 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,676 lượt xem