Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
20.06.2015, 10:36 PMBạn thích bài viết này?
Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đường tiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung bình và nặng.
Chế độ ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng:
Nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao động
Thể trạng |
Lao động nhẹ |
Lao động vừa |
Lao động nặng |
Gầy |
35 Kcal/kg |
40 Kcal/kg |
45 Kcal/kg |
Trung bình |
30 Kcal/kg |
35 Kcal/kg |
40 Kcal/kg |
Mập |
25 Kcal/kg |
30 Kcal/kg |
35 Kcal/kg |
Cụ thể đối với người bị bệnh tiểu đường nên ăn:
- Bệnh tiểu đường (bao gồm cả tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2) nên ăn nhiều chất carbonhydrat: Số calories bạn ăn vào từ chất carbonhydrat thường nên chiếm khoảng 50% trên tổng số calo mà cơ thể bạn cần dùng 1 ngày. Cơm gạo là thực phẩm có nhiều carbonhydrat.
- Các loại hoa quả it đường như: táo, bưởi, cam, quýt… Đều là những loại quả an toàn và cung cấp lượng cacbohydrat vừa phải cho cơ thể, ngoài ra còn cung cấp vitamin C, cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.
- Người bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
- Tiểu đường ăn các loại cá cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
- Uống trà xanh vào mỗi buổi sáng vừa giúp tinh thần sảng khoái và cũng có lợi cho bệnh nhân.
- Người bệnh tiểu đường không được bỏ bữa, ăn đều và ít, vừa phải trong mỗi bữa ăn. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Ngoài ra cần chú ý uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và theo dõi chế độ dinh dưỡng qua khẩu phần ăn để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Những loại thực phẩm không nên ăn:
- Những loại thực phẩm ngọt, đặc biệt là ngọt nhân tạo người bị bệnh tiểu đường nên kiêng tuyệt đối. Bởi đái tháo đường là tình trạng cơ thể người bệnh lượng đường đã vượt quá giới hạn cho phép. Uống nước có pha đường, ăn những loại bánh ngọt, uống nước ngọt, nước ngọt có gas…và tất cả những thực phẩm ngọt nhân tạo hay vị ngọt quá đậm như: hoa quả quá ngọt, mía đường…thì người tiểu đường cũng nên hạn chế ở mức tối đa.
- Rượu: là thứ đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa, vì rượu kết hợp cùng các loại thức ăn có đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh không kiểm soát được.
- Người bị bệnh tiểu đường phải kiêng khem khá ngặt nghèo. Kể cả những thực phẩm như cơm, bún, phở…cũng nên hạn chế và ăn ít nhất có thể. Không ăn những loại thức ăn ăn liền như mì tôm, phở, cháo ăn liền cần kiêng tuyệt đối vì không hề có lợi cho sức khỏe kể cả với người bình thường.
- Trái cây khô:Tuy chứa chất xơ và dinh dưỡng nhưng lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh.
- Cần kiêng tuyệt đối những thực phẩm fastfood, đồ ăn sẵn như: lạp xưởng, xúc xích, pate, humberger, pizza…những thực phẩm đóng hộp, có chất bảo quản.
- Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm đề kháng isulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.
- Da động vật và nội tạng động vật là những loại thực phẩm người bị bênh tiểu đường cần tránh bởi nó cung cấp quá nhiều chất béo gây tích tụ mỡ thừa, gây khó khăn trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh.
- Những món rán, xào nấu nhiều dầu là những món ăn không nên áp dụng trong thực đơn của người bị bệnh tiểu đường bởi nó sẽ là nguy cơ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nên ăn những món luộc là tốt nhất cho người bệnh.
Người bệnh tiểu đường cần cân bằng chế độ dinh dưỡng qua mỗi bữa ăn, nên chia nhỏ các bữa trong ngày để tránh nạp quá nhiều năng lượng vào cùng một thời điểm. Ăn thêm bữa phụ, không bỏ qua bữa sáng để tránh tình trạng hạ đường huyết. Không để cơ thể quá đói hoặc quá no, duy trì bữa ăn đúng giờ là điều rất cần thiết.
Tổng hợp
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,321 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,044 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,966 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,917 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,372 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,718 lượt xem