Bệnh tiểu đường là gì?
17.06.2015, 10:37 PMBạn thích bài viết này?
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là tên gọi một nhóm các bệnh trạng khác nhau khi có quá nhiều đường glucose trong máu. Tuyến tụy hoặc không thể tạo ra insulin, hoặc insulin được tạo ra không đủ và không hoạt động thích đáng. Khi insulin không tác động, glucose tích tụ trong máu dẫn đến các mức đường trong máu (đường huyết) cao, gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?
- Cơ thể cần glucose, một loại đường đặc biệt, làm nguồn năng lượng chính. Cơ thể tạo ra glucose từ thức ăn cócarbohydrate (như đường hay tinh bột) như các loại bánh mì, ngũ cốc ăn sáng, cơm (gạo), mì pasta, khoai tây, sữa, sữa chua và trái cây.
- Đường glucose truyền trong máu đi khắp cơ thể – mức đường trong máu (đường huyết) này không nên quá cao hay quá thấp. Khi lên cao hơn một mức nhất định, glucose phải ra khỏi máu, đi vào các mô cơ thể, cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào hoạt động hiệu quả. Một lượng glucose được trữ trong gan để dùng khi cần (giống như quý vị trữ thức ăn trong tủ bếp). Khi đường glucose giảm xuống quá thấp, một lượng glucose trữ trong gan được phóng thích vào máu đưa mức đường này cao trở lại.
- Insulin là hoóc-môn do tuyến tụy tạo ra; tuyến này nằm ngay dưới dạ dày. Insulin giống như chìa khóa mở‘các cửa’ vào tế bào cơ thể (các kênh glucose) và cho phép glucose từ máu vào tế bào để dùng làm năng lượng. Đây làquá trình trao đổi đường glucose.
- Ở bệnh tiểu đường, tuyến tụy hoặc không thể tạo ra insulin hoặc insulin tạo ra không thểhoạt động thích đáng.
- Nếu insulin không làm nhiệm vụ, các rãnh lưu thông đường glucose sẽ bị đóng.
Glucose tích tụ trong máu, dẫn đến mức đường trong máu cao, gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường.
Có hai loại tiểu đường chính. Loại 1 ít phổ biến và thường ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Loại 2 là bệnh có liên quan đến lối sống, ảnh hưởng 85 - 90% số bệnh nhân tiểu đường. Bệnh này thường xảy ra với người lớn, và trẻ em ngày nay cũng đang mắc phải bệnh do lối sống này.
Có các loại tiểu đường khác nhau không?
Có hai loại tiểu đường chính – loại 1 và loại 2.
Tiểu đường tuýp 1:
Loại bệnh này trước đây thường được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường của thanh thiếu niên. Tuy nhiên, điều này dễ gây nhầm lẫn vì nhiều người lớn mắc bệnh loại 2 cũng cần insulin để điều trị bệnh tiểu đường của mình. Bệnh tiểu đường loại 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên, dù cũng xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tiểu đường loại 1 ít phổ biến, chỉ chiếm 10 – 15% tổng số bệnh nhân tiểu đường.
Ở tiểu đường loại 1, tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin vì các tế bào thật sự tạo ra insulin đã bị hệ miễn nhiễm của chính cơ thể hủy diệt. Insulin này phải được bù vào. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần phải có insulin hàng ngày để sinh tồn. Hiện nay chỉ có thể cung cấp insulin bằng tiêm chích hay dùng máy bơm, nhưng trong tương lai có thể có insulin bằng các phương pháp khác.
Những ai dễ mắc bệnh tiểu đường loại 1?
Chúng ta chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra tiểu đường loại 1, nhưng biết rõ bệnh này có mối liên hệ gia đình. Tuy nhiên, bệnh này chỉ xảy ra khi có nhiễm trùng do vi rút chẳng hạn, khiến hệ miễn nhiễm hủy diệt các tế bào trong tuyến tụy tạo insulin. Đây gọi là phản ứng tự miễn nhiễm. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng chỉ số đường huyết và nhiễm Ceton.
Dù nguyên nhân gây ra tiểu đường loại 1 không liên quan gì đến lối sống, nhưng một lối sống lành mạnh vẫn rất quan trọng giúp kiểm soát bệnh trạng này.
Có thể phòng ngừa hay chữa lành tiểu đường loại 1 không?
Hiện nay đang tiến hành nhiều nghiên cứu, nhưng chưa thể làm gì để ngăn ngừa hay chữa lành tiểu đường loại 1.
Tiểu đường tuýp 2:
Bệnh này trước đây thường được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành. Cho đến nay, đây là dạng phổ biến nhất, ảnh hưởng 85 – 90% tổng số bệnh nhân tiểu đường. Dù người lớn thường bị, nhưng hiện nay càng nhiều thanh niên, thậm chí trẻ em, cũng phát bệnh tiểu đường loại 2.
Tiểu đường loại 2 là bệnh do lối sống và có biểu hiện bệnh tiểu đường liên quan nhiều đến cao huyết áp, các loại mỡ máu bất thường và cơ thể người ‘dạng quả táo’ có phần lưng, bụng quá ký/cân. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 thường kháng insulin, nghĩa là tuyến tụy tạo ra insulin, nhưng insulin này không hoạt động hiệu quả như mong muốn. Tuyến tụy phản ứng lại bằng cách cố tạo ra thêm insulin. Cuối cùng, tuyến tụy không thể tạo đủđể giữ cân bằng mức glucose, và các mức đường trong máu tăng lên.
Sống lối sống lành mạnh có thểhoãn việc uống thuốc viên và/hoặc insulin. Tuy nhiên, nên biết rằng nếu quý vị thật cần đến thuốc và/hoặc insulin, thì đây cũng chỉ là tiến trình tự nhiên của bệnh. Dùng thuốc viên và/hoặc insulin càng sớm nếu cần, càng có thểgiảm được các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Những ai dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2?
Không phải chỉ có 1 nguyên nhân gây tiểu đường loại 2 mà còn có nhiều yếu tố nguy cơ được biết khác. Một số yếu tố có thể thay đổi được, một số khác thìkhông.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ KHÔNG THỂ THAY ĐỔI
Những người cónhiều khả năng bị tiểu đường loại 2 thường cócác yếu tố nguy cơ sau:
- Tiền sử gia đình bị tiểu đường
- Tuổi tác – nguy cơ tăng khi ta càng lớn tuổi
- Có gốc gác người dân đảo Torres Strait hay người bản địa Aboriginal
- Có gốc gác những sắc tộc cónhiều khả năng bị tiểu đường loại 2 như người Melanesian (quần đảo Tây Nam Thái Bình Dương), Polynesian, Trung quốc hay từ tiểu lục địa Ấn độ.
- Những phụ nữ:
- Sinh em bé trên 4.5 kg (9 cân Anh) hoặc bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai
- Bị Hội chứng Đa Noãn sào (buồng trứng đa nang).
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC
- Lối sống
- Trọng lượng (cân nặng)
- Mức hoạt động thể chất
- Huyết áp
- Loại thức ăn chúng ta dùng
- Cholesterol (mỡ trong máu)
- Hút thuốc
Có thể ngăn ngừa tiểu đường loại 2 không?
Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cóthể làm chậm lại hoặc thậm chí ngăn ngừa bệnh này phát triển nếu sống đời sống lành mạnh, gồm tập thể dục đều đặn, chọn các thức ăn lành mạnh và duy trìđược trọng lượng cơ thể có lợi cho sức khỏe, nhất là nếu họ đã được cho biết cónguy cơ mắc bệnh này.
Xét nghiệm:
Đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt..
Định lượng HbA1 hoặc chỉ số HbA1c: đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,321 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,044 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,966 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,917 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,372 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,718 lượt xem