Biểu hiện bệnh tiểu đường
22.06.2015, 09:53 PMBạn thích bài viết này?
1. Bạn thường xuyên phải vào nhà tắm ban đêm ?
Người bị bệnh phải vào nhà tắm nhiều lần để thải lượng glucozơ thoát khỏi máu do thận yếu, thường xảy ra khá nhiều lần vào ban đêm.
2. Hay bị khát nước
Kèm theo việc đi tiểu nhiều lần đó là triệu chứng hay bị khát nước, khô miệng, ngay cả khi bạn vừa uống nước vào. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường này gắn liền với nhau và chúng ta phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh lượng đường trong máu.
3. Việc tăng hay giảm cân quá đột ngột
Nếu một người bị giảm 10-20 pound chỉ trong 2 hoặc 3 tháng. Đó là sự giảm cân không lành mạnh. Có thể là vì đôi khi chúng ta hoạt động quá sức. Thế nhưng vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe để chắc chắn rằng bạn không bị tiểu đường nhé. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, khi đó các hocmon insulin không nhận được glucozo vào tế bào để cung cấp năng lượng, đồng thời protein trong cơ bắp bị phá hủy làm nguồn năng lượng thay thế. Thận cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa, làm tốn thêm calo. Vì thế, khi bị bệnh tiểu đường nên ăn gì cũng là kiến thức cực kỳ quan trọng.
4. Những triệu chứng trên da
Những triệu chứng báo hiệu bệnh tiểu đường là thấy da khô, ngứa, đặc biệt là da vùng kín như cổ, nách.. Tiến sĩ Collazo-Clavell, giải thích ở những người này thường đã có một quá trình kháng insulin xảy ra ngay cả khi lượng đường trong máu không cao. Khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu.
5. Hay cảm thấy đói
Khi lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể người bệnh “hiểu lầm” là bị đói và cần thêm đường để tế bào hoạt động.
6. Những vết thương trên da lâu lành
Nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím lâu bị lành. Do lượng đường chứa trong máu lưu thông qua các tĩnh mạch và động mạch gây hư hại đến các mạch máu, làm máu khó lưu thông đến các vùng bị thương trên cơ thể.
7. Cảm giác mệt mỏi và khó chịu
Lượng đường trong máu cao, theo thời gian cũng khiến cho người bệnh tiểu đường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người, dễ trở nên cáu kỉnh với những người xung quanh.
8. Tăng hoặc giảm thị lực
Nếu tầm nhìn đột ngột cải thiện khiến bạn không cần đeo kính, đừng vội mừng! Lượng đường trong máu cao có thể khiến tầm nhìn xa của bạn tốt hơn. “Bạn thường đọc các thông tin cho rằng mờ mắt là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trên thực tế, tầm nhìn có thể thay đổi theo hướng tốt hơn hoặc tệ hơn”, PGS-TS Howard Baum chuyên khoa tiểu đường tại Trường ĐH Vanderbilt (Mỹ) – cho biết.
“Tôi đã gặp những bệnh nhân nói rằng tầm nhìn của họ đã được cải thiện khi lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu điều trị bệnh tiểu đường, họ đã phải đeo kính trở lại”, ông nói. Bệnh tiểu đường khiến mức dịch trong cơ thể thay đổi, bao gồm những chất trong đôi mắt, dẫn đến thị lực thất thường.
9. Ngứa ran hoặc tê
Chân và tay bị ngứa ra, tê, đau rát hoặc sưng, do thần kinh bị hư hại. Đó là do đường đã hủy hoại các dây thần kinh. Về lâu dài nếu không kiểm soát lượng đường thường xuyên sẽ khiến dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn.
10. Khả năng nghe kém
Thính lực giảm đột ngột có thể là cũng là một triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nếu bạn nhận ra mình phải tăng âm lượng khi xem ti vi hoặc hay thường xuyên bắt người đối diện lặp lại câu vừa nói, nên đến bác sĩ và kiểm tra lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Y tế quốc gia cho biết giảm thính lực có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường. Những người có lượng đường trong máu cao nhưng chưa tới mức bị tiểu đường có 30% khả năng bị tổn thương thính giác so với những người có nồng độ glucose ở mức cho phép”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh tiểu đường (đặc biệt là bệnh tiểu đường type 2) gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh ở tai dẫn đến thính lực giảm.
11. Ngáy như sấm
“Khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường type 2 bị rối loạn hô hấp khi ngủ”, bác sĩ Osama Hamdy – Giám đốc quản lý Trung tâm Tiểu đường Joslin ở Boston – cho biết. Do đó, nếu bạn mắc chứng ngáy to và buồn ngủ vào ban ngày, nên đi kiểm tra lượng đường trong máu. Một nghiên cứu từ Canada mới đây cho thấy 23% số bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn giấc ngủ tiếp tục phát triển bệnh tiểu đường trong vòng 5,5 năm tới. Hiện chưa rõ mối liên hệ giữa việc ngáy, ngưng thở khi ngủ và tiểu đường nhưng các nhà nghiên cứu cho biết có thể bệnh nhân rối loạn giấc ngủ và hơi thở có xu hướng giải phóng hormone gây căng thẳng khi ngủ, khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Tổng hợp
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,289 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,009 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,915 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,887 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,331 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,676 lượt xem