Trẻ sơ sinh bị nấc - phải làm sao
15.06.2015, 11:27 PMBạn thích bài viết này?
Trẻ bị nấc là một tượng sinh lý bình thường hay gặp ở trẻ 3 tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại.
Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.
Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.
Nếu trẻ sơ sinh bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút.
Có nhiều người chữa “mẹo” bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.
Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, mẹ hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết, trẻ sẽ không bị sặc sữa vì nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và sữa sẽ không xuống phổi.
Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc thì các bà mẹ không cần cố gắng làm trẻ dừng nấc, hoặc có cách cho trẻ không nấc nữa là bà mẹ hãy cho trẻ uống nước, sữa hoặc cho trẻ bú. Tuy nhiên, đôi khi cách này cũng không hiệu quả hoàn toàn.
Nấc ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân: trẻ có thể ở đường hô hấp, đường tiêu hóa (ăn thức ăn khó tiêu, ăn quá no…). Trẻ bị lạnh cũng dễ bị nấc.
Khi trẻ bị nấc, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh thao tác một số cách trị nấc cụt dưới đây:
Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.
Bé bú mẹ bị nấc thường do nuốt quá nhanh hay nuốt cả không khí. Nếu cho bé bú bình, các bà mẹ nên tìm cho trẻ loại núm vú có thể điều chính tốc độ chảy của sữa.
Ngoài ra, nấc cụt ở bé còn có thể do trào ngược dạ dày – thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc.
Nấc cụt là hiện tượng hết sức bình thường và hay xảy ra đối với bé sơ sinh, nhất là vào những tháng đầu sau sinh và sẽ giảm hẳn sau 1 tuổi.
Vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ hơi hoặc để cho bé ngậm, mút một cái gì đó.
Các mẹ có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.
Nguyên nhân gây nấc là sự thay đổi nhiệt độ hoặc luồng không khí đột ngột. Do đó, các mẹ có thể tránh bằng cách giữ nhiệt độ, không khí trong phòng được ổn định. Ví dụ:
– Bé thức dậy thì choàng thêm chiếc khăn xô vào cổ cho bé để không bị gió, các cửa sổ cửa chính khép lại hoặc để hướng gió sang hướng khác để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.
– Cho bé ngậm kẹo gừng nếu bé có thể ngậm được cũng giúp chữa nấc cho bé, hoặc bôi chút dầu gió (dầu Phật Linh sẽ ko nóng gắt như Trường Sơn) vào cổ tay, gáy, 2 dái tai bé)
– Khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Nếu mùa đông lạnh thì cần bật điều hòa chiều nóng hoặc quạt sưởi để phòng ấm hơn. Nhiệt độ nước tắm không chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của bé cũng như nhiệt độ phòng.
– Vệ sinh sạch sẽ cho bé, ị tè thì thay ngay để tránh bị lạnh dẫn đến nấc, ho…
Tổng hợp
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,289 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,009 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,915 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,887 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,331 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,676 lượt xem