Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom bổ
>
Sức khỏe

Suy giãn tĩnh mạch chân - bệnh lý phổ biến không nên bỏ qua

08.07.2016, 04:08 PM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 15,292
Tag: suy giãn tĩnh mạch chân, suy giãn tĩnh mạch chi dưới, chân nổi mạch máu
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý khá phổ biến với tỷ lệ ngày càng tăng cao, tuy nhiên triệu chứng ban đầu của bệnh rất mờ nhạt, khó phát hiện nên nhiều người thường chủ quan, không điều trị kịp thời để bệnh tiến triển nặng rất khó chữa trị, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh mạn tính xảy ra ở cả nam và nữ, trong đó tỷ lệ mắc bệnh nữ giới cao hơn so với nam giới.

Suy giãn tĩnh mạch chân là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...

 

Suy giãn tĩnh mạch chân - bệnh lý phổ biến không nên bỏ qua

 

Tình trạng ứ đọng này kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm và ngày càng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó trị như loét chân, tắc mạch, viêm mạch… nếu ngay từ giai đoạn sớm không được điều trị đúng cách.

 

Triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Nhìn chung, biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân giãn tĩnh mạch có thể thay đổi và nhiều bệnh nhân có thể không có hay biểu hiện triệu chứng rất ít. Giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân. Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân - bệnh lý phổ biến không nên bỏ qua

 

Suy giãn tĩnh mạch cũng có các dấu hiệu có thể nhận biết bằng mắt thường là các tĩnh mạch giãn xanh đỏ dưới da, kích thước khác nhau từ nhỏ như sợi tóc cho đến to hơn ngón tay, có thể nằm rải rác hay tập trung thành một đám. Có trường hợp chân không có tĩnh mạch giãn hay giãn ít nhưng biểu hiện bệnh bằng dấu hiệu khác là phù chân, phù thường xuất hiện vào buổi chiều hay sau khi đứng một lúc.

Có nhiều nguyên nhân gây phù chân. Ví dụ như suy tim, bệnh lý về gan, suy thận, suy tĩnh mạch, suy dinh dưỡng hoặc dung một số thuốc. Nếu bạn chỉ bị phù một chân thì nguyên nhân do suy tĩnh mạch được nghĩ đến đầu tiên. Còn phù 2 chân thì có nhiều nguyên nhân như suy tim, bệnh lý gan, suy thận …

 

Suy giãn tĩnh mạch chân - bệnh lý phổ biến không nên bỏ qua

 

Người bệnh thường có biểu hiện: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ.

Những triệu chứng này thường sẽ nặng lên khi về cuối ngày, khi đứng ngồi lâu hoặc khi hành kinh và cải thiện khi bệnh nhân gác chân lên cao hay đi bộ. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới do chịu ảnh hưởng của nội tiết.

Đa số bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt đau và dễ chịu khi mang tất dài hoặc là băng thun. Khi giảm cân hay tuân thủ một chế độ tập luyện thể dục thường xuyên cho hai chân thì các triệu chứng có thể giảm xuống.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân - bệnh lý phổ biến không nên bỏ qua

 

Giai đoạn tiến triển bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da...

Nếu bệnh nhân có các triệu chứng của suy tĩnh mạch chân, nên đến khám và theo dõi tại các phòng khám chuyên khoa tim - mạch máu để được hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cụ thể. Đặc biệt nếu thấy chân sưng nhanh và đau nhiều, hoặc thấy khó thở, đau ngực đột ngột phải đến bệnh viện khám ngay vì đó có thể là biểu hiện của tắc tĩnh mạch chân hoặc động mạch phổi, là những biến chứng nguy hiểm của suy van tĩnh mạch.

Lưu ý: Các triệu chứng này có thể sẽ được chẩn đoán nhầm lẫn là bệnh của xương khớp hay của thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng của cảm giác đau và khó chịu do suy tĩnh mạch là sự liên quan đến tư thế và việc băng ép chân.

 

Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch:

- Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

- Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

- Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

- Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Các tĩnh mạch giãn to nếu không được lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao. Các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó điều trị.

 

Các giai đoạn biến chứng nặng dần của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 

Suy giãn tĩnh mạch chân - bệnh lý phổ biến không nên bỏ qua

 

- Độ 1: Chỉ đơn thuần có triệu chứng cơ năng như đã mô tả

- Độ 2: Giãn các tĩnh mạch xa, tĩnh mạch lưới, sưng vùng mắt cá chân.

- Độ 3: Xuất hiện giãn tĩnh mạch rõ, điển hình.

- Độ 4: Có kèm theo phù nhưng không có những biến đổi của da.

- Độ 5: Đã có biến đổi của da như sạm da, chàm, xơ mỡ bì.

- Độ 6: Biến đổi da và có loét tiến triển.

 

 

Những phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Hiện nay có một số phương pháp điều trị cơ bản sau đây tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh:

- Thay đổi chế độ làm việc và cách sống hay sinh hoạt hàng ngày.

- Sử dụng vớ (tất) áp lực.

- Dùng thuốc tăng cường sức bền thành tĩnh mạch và chống với hiện tượng viêm của tĩnh mạch.

- Chích xơ với các tĩnh mạch thường xuyên bị giãn.

- Sử dụng laser và sóng cao tần để triệt mạch với những tĩnh mạch hiển lớn bị giãn và có dòng trào ngược từ tĩnh mạch sâu qua tĩnh mạch nông.

- Cuối cùng là phẫu thuật lấy đi tĩnh mạch giãn.

Suy tĩnh mạch chi dưới không chỉ liên quan đến một tĩnh mạch mà là nhiều tĩnh mạch của hệ thống tĩnh mạch nông và sâu ở chân. Cắt bỏ một tĩnh mạch bị giãn không thể làm cho bệnh khỏi hẳn hoàn toàn mà việc điều trị cần phối hợp nhiều biện pháp khác. Mặt khác đây là một bệnh lý mạn tính nên chữa trị cần phải có sự kiên trì. Nếu bệnh nhân không tuân thủ tốt việc điều trị thì có thể tái phát.

Suy giãn chia ra làm 2 loại: nông và sâu. Suy giãn tĩnh mạch nông được chỉ định điều trị khi gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân hoặc có những triệu chứng gây khó chịu chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như đau chân, phù chân, thay đổi tình trạng da vùng cổ chân, lở loét do tĩnh mạch …

Còn đối với suy giãn tĩnh mạch sâu, chỉ định điều trị khi các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Suy tĩnh mạch sâu có 2 nguyên nhân: tắc nghẽn hoặc trào ngược. Đối với nhóm nguyên nhân tắc nghẽn nên điều bằng can thiệp nội mạch, nông và đặt stent tĩnh mạch. Với nhóm trào ngược thì biện pháp việc điều trị là phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật sửa van tĩnh mạch sâu, chuyển vị tĩnh mạch…

 

Chế độ luyện tập:

Người bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ, đi xe đạp, bơi lội. Đặc điểm chung của những môn này là có sự di chuyển linh hoạt ở cổ chân, như thế sẽ giúp cho việc hồi lưu máu tĩnh mạch từ chân về tim được dễ dàng hơn và làm giảm các triệu chứng lâm sàng.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân - bệnh lý phổ biến không nên bỏ qua

 

Bên cạnh mang vớ y khoa áp lực và uống thuốc trợ tĩnh mạch, người có bệnh cần tránh đứng lâu, tránh ngồi lâu, không tắm nước nóng, tránh táo bón, không mặc quần bó sát, không đi giày cao gót, chơi thể thao nặng, đứng lâu. Khi nằm nên gác chân cao khoảng 15 phút từ 3 đến 4 lần trong ngày.

 

Phòng bệnh giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy một số biện pháp khá hữu hiệu để phòng bệnh suy và giãn tĩnh mạch như:

- Hạn chế đứng, ngồi lâu hoặc đi lại quá nhiều.

- Nên tập đi bộ, đi xe đạp, tập dưỡng sinh hay bơi lội 30 phút mỗi ngày.

- Tránh béo phì.

- Chế độ ăn nhiều rau quả, chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin C.

- Không mặc quần áo chật quá, không đi giày cao gót.

- Nơi làm việc phải thoáng mát.

- Không sử dụng thuốc ngừa thai hay sinh đẻ quá nhiều lần.

 

 

Nguồn: Tổng hợp

 

Tạo chủ đề mới

Bui Thi Thanh Thuy
btthuy
124 bài | 2,014 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn