Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom bổ
>
Sức khỏe

Bệnh gút là gì và những điều cần lưu ý về bệnh gút

09.08.2015, 11:33 PM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 7,880
Tag: bệnh gút là gì, bệnh gout là gì
Bệnh gút là một dạng thường gặp của viêm khớp, xảy ra do sự gia tăng quá nhiều axit uric trong máu. Thường thì bệnh gút xảy ra rất đột ngột, người bệnh đột nhiên thấy đau dữ dội vùng khớp đặc biệt là ngón chân cái và cũng không quá khó để nhận biết các triệu chứng của bệnh gút.

Bệnh Gút (gout hay bệnh thống phong) là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người, nguồn gốc từ việc tăng tiêu hủy các acid nhân của các tế bào và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là gây các đợt viêm khớp cấp, gây các tophy, gây sỏi thận, gây suy thận.

Bệnh gút có thể được kiểm soát tốt bằng chế độ thuốc men đều đặn và liên tục, phối hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Vì là một bệnh diễn tiến kéo dài, phải điều trị liên tục để tránh tái phát, nên người bệnh cần phải được theo dõi lâu dài bởi các bác sĩ chuyên khoa. Sự hiểu biết về bệnh và việc tuân thủ điều trị của người bệnh có vai trò rất quan trọng đối với kết quả điều trị.

 

Tìm hiểu về bệnh Gút

 

Bệnh gút do rối loạn chuyển hóa purin ở người, nguồn gốc từ việc tăng tiêu hủy các acid nhân của các tế bào và/hoặc giảm bài xuất acid uric qua thận, gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là gây các đợt viêm khớp cấp, gây các tophy, gây sỏi thận, gây suy thận. Bệnh Gout có những đặc điểm lâm sàng khá đặc biệt, tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ (đặc biệt ở những năm đầu của bệnh) như:

  • Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp
  • Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45 (cuối thập niên thứ 3 và đầu thập niên thứ 4)
  • Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu)
  • Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón chân cái (70%)
  • Tính chất sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục (tophy) ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói...)
  • Có thể có các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu... kèm theo.

Việc điều trị bệnh gút nhằm mục đích làm giảm đau giảm viêm (khi viêm cấp) giảm và duy trì lượng acid uric máu ở mức bình thường để khỏi tái phát viêm khớp, bảo vệ thận khỏi sỏi thận và suy chức năng thận.

 

Triệu chứng của bệnh gút

Thường thì khi tích tụ tinh thể acid uric trong khớp và các mô bao quanh tới một giới hạn nào đó, người bệnh gút sẽ có các triệu chứng như nóng, đau, sưng va rất mềm ở một số khớp nào đó, thường là ngón chân cái. Triệu chứng này còn được gọi là podagra. Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm và nhiều đến mức chỉ cần tấm ga trải giường chạm nhẹ vào cũng đau đến mức độ không chịu nổi. Sự khó chịu này tăng nhanh chóng, kéo dài tới mấy giờ trong đêm rồi giảm trong vòng 2-7 ngày sau đó. Khi cơn gút giảm, lớp da quanh khớp bị đau và có thể tróc ra hay ngứa.

 

Tìm hiểu về bệnh Gút

 

Ngoài sự khó chịu ở các khớp, khi quan sát các khớp bị bệnh da rất đỏ hoặc hơi tím quanh khớp bị đau, có vẻ bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị sốt, khó cử động.

Bệnh gút có thể xuất hiện như những cục trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai. Một số người không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng của bệnh gút thông thường. Đến khi các triệu chứng gout xuất hiện, lượng acid uric đã tích tụ trong máu và kết tủa axit uric đã có trong một hay nhiều khớp rồi. Ngón chân cái là ngón hay bị nhất, tuy nhiên khớp bàn chân mắt cá, đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay cũng có thể bị sưng. Sưng túi dịch đệm các cơ có thể thấy nhất là khuỷu tay và đầu gối.

Những cơn đau nhẹ có thể ngưng sau vài giờ hay kéo dài 1-2 ngày. Những cơn đau này thường bị chẩn đoán sai là “bong gân” dù rằng người bệnh không hề bị tổn thương nặng hay vận động quá nhiều. Những cơn đau nặng có thể kéo dài đến nhiều tuần, đau đến cả tháng. Đa só những người bị cơn đau thứ nhì trong 6 tháng đến 2 năm sau lần thứ nhất, nhưng khoảng cách giữa những cơn đau có thể là nhiều năm. Nếu không được chữa trị, khoảng cách sẽ giảm theo thời gian, cũng có một số trường hợp đặc biệt không có lần đau thứ 2.

 

Diễn biến của bệnh gút

Thường thì bệnh gút diễn biến theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu hầu như  độ uric trong máu cao nhưng không có triệu chứng cụ thể, sau đó các tinh thể axit uric bắt đầu tích tụ trong chất dịch ở khớp, thường là 1 khớp (phổ biến nhất là ngón ng sưng đột ngột: đó là cơn đau gout.chân cái) và cơ thể phản ứng.

Có khoảng 10-25% người bị gút sẽ bị sỏi thận, 10-40% người bị gout có sỏi thận trước khi bị cơn đau khớp. Sau cơn đau, khớp bị đau và các mô xung quanh cảm thấy bình thường trong vòng vài ngày cho đến khi bị lần tiếp theo, thường xảy ra trong vòng 2 năm.

 

Tìm hiểu về bệnh Gút

 

Về sau này, ở nhiều người, giai đoạn này tiến triển chậm khi các cơn đau xảy ra thường hơn. Những cơn sau có thể đau hơn, lâu hơn, và ở nhiều khớp hơn. Gút để lâu ngày có thể dẫn tới gút mãn tính và thường tấn công nhiều khớp hơn. Có thể không còn khoảng cách giữa các cơn đau. Giai đoạn này thường bị nhầm với các dạng viêm khớp khác, nhất là viêm xương khớp.

Bệnh gút có nguy cơ cao ở nam giới độ tuổi 40 – 45, nữ giới mãn kinh, người có tiển sử gia đình bị gout, người bị các tổn thương khớp, xơ vữa động mạch ,..Với những người đang bị bệnh gút rất cần thiết phải thay đổi lối sống, nên giảm béo với những người thừa cân, tránh ăn quá nhiều đạm động vật, nên hạn chế hoặc tránh uống rượu, uống nhiều nước và chất lõng mỗi ngày.

 

Điều trị bệnh gút:

1. Về chế độ ăn uống cho người bị gút

Để làm giảm acid uric máu cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều purin (chứa nhiều acid nhân tế bào) như tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối. Đây là những loại thức ăn giàu đạm.

Tuy nhiên, chất đạm là một thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi đặc biệt ở người có tuổi. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng cũng đừng vượt quá nhu cầu thiết yếu về đạm của cơ thể.

Ở người lớn nhu cầu về đạm là 1 g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng trong một số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức, bị bệnh.).

Các loại thức ăn: tôm, cua, sò, ốc, hến, ếch, cá nước ngọt, thịt chim, trứng, đạm thực vật, cá biển nói chung. đều không cần kiêng tuyệt đối. Miễn sao, số lượng đạm từ các thức ăn đó không vượt quá nhu cầu cần thiết hàng ngày.

Không uống rượu, hạn chế uống bia, không ăn uống quá mức.

Chân giò heo, là loại thức ăn chứa nhiều mỡ (lipid), không có lợi cho sức khỏe người có tuổi, không nên ăn thường xuyên, đặc biệt khi người bệnh có kèm rối loạn các thành phần của lipid máu (Cholesterol, Triglyceride, b Lipoproteine, HDL-C, LDL-C, VLDL-C.)

Nên tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng có nhiều gas (bicarbonate) vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài.

 

Bảng dưới đây là lượng đạm có trong một số thực phẩm thường dùng

Thực phẩm (100 g)

Lượng đạm (Gam)

Sữa bò tươi

3,9

Sữa đặc có đường

8,1

Sữa chua

3,7

Sữa đậu nành

3,9

Phomat

10-20

Trứng gà tươi

11,6

Trứng vịt tươi

14,2

Thịt bò nạc

20

Thịt trâu nạc

21,9

Thịt thỏ nạc

21,5

Thịt lợn nạc

19

Thịt gà nạc

22,4

Thịt vịt nạc

17,8

Thịt ngỗng nạc

18,4

Thịt ếch

20,0

Thịt cá lóc

18,2

Thịt cá chép

16,5

Thịt cá trê

16,5

Thịt lươn

20,0

Thịt tôm

18,4

Thịt cua biển

17,5

Đậu hũ

10,9

Đậu phọng (lạc)

27,5

Đậu nành

34

Đậu xanh

23,4

Mè (vừng)

20,1

 

2. Về việc sử dụng thuốc

Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ dùng khi có cơn viêm khớp, nhằm cắt cơn viêm càng sớm càng tốt. Càng ít dùng càng tốt vì tác dụng phụ của thuốc sẽ tăng theo số lượng thuốc dùng, thời gian dùng và tuổi của người bệnh.

Để điều trị tận gốc các hậu quả (gây các đợt viêm khớp cấp, gây sỏi thận, gây suy thận.) của căn bệnh này cần phải giảm bớt lượng acid uric máu bằng thuốc ức chế tổng hợp acid uric và/ hoặc các thuốc làm tăng thải acid uric ra ngoài, các thuốc làm giảm acid uric máu sẽ phải dùng lâu dài (nhiều năm), dùng liên tục, không ngắt quãng. Liều lượng và loại thuốc do các bác sĩ điều trị chọn lựa và điều chỉnh tùy theo lượng acid uric máu, tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Mục tiêu của việc dùng thuốc này là giảm acid uric máu tới mức bình thường và duy trì mức đó lâu dài, bảo đảm không bị lắng đọng acid uric ở các cơ quan: khớp (gây tái phát viêm khớp), thận (gây sỏi thận hay suy thận)...

Allopurinol (biệt dược là Zyloric) là thuốc rất thường dùng để giảm acid uric máu, vì thuốc ức chế tổng hợp acid uric.

Ngoài ra có thể dùng các thuốc tăng thải acid uric qua đường thận như Probenecide, Sulfinpyrazone, thuốc làm tan sỏi Urate (Cốm Piperazine Midy), thuốc làm tiêu hủy acid Uric (Uricozyme). nhưng cần chú ý tới các chống chỉ định của thuốc.

Riêng ở người trên 60 tuổi, Allopurinol là thuốc thường được chọn lựa để làm giảm acid uric máu.

Các thuốc làm giảm acid uric đều đòi hỏi phải dùng liên tục nhiều năm vì đây chính là việc phòng ngừa bệnh tái phát.

Lượng acid uric máu phải được giảm tới mức bình thường (dưới 5 mg% hay dưới 300 (mol/L) và duy trì ở mức này bằng thuốc và chế độ ăn uống. Việc theo dõi định kỳ lượng acid uric trong máu, chức năng gan, thận là rất cần thiết để các thầy thuốc điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp và theo dõi ảnh hưởng của thuốc với cơ thể người bệnh.

Khi đang dùng Allopurinol

- Cố gắng tránh sử dụng các kháng sinh nhóm ( Lactam (nhóm Penicillines, đặc biệt là Ampicilline và Amoxyclin) vì Allopurinol làm tăng khả năng dị ứng của các kháng sinh này lên nhiều lần).

- Thận trọng khi dùng các thuốc ức chế men chuyển (đặc biệt là Captopril) vì thuốc này làm tăng khả năng dị ứng với Allopurinol.

- Không nên dùng Corticosteroids và Aspirin dài ngày vì hai loại thuốc này ảnh hưởng không tốt đến bệnh và gây tăng acid uric máu.

- Không dùng các thuốc lợi tiểu thiazide vì cản trở thải acid uric qua đường tiểu và tăng khả năng dị ứng Allopurinol.

Khi cần sử dụng thuốc hạ sốt người bệnh có thể dùng là Paracetamol.

Khi bị các viêm nhiễm cần điều trị kháng sinh, người bệnh nên báo cho bác sĩ biết mình đang dùng Allopurinol và các bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh thuộc các nhóm khác như: Erythromycine, Rovamycin, Tetracycline, Bactrim, Ciprofloxacine, Pefloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin,.

Các thuốc lợi tiểu khác, lợi tiểu đông, nam dược đều có thể dùng. Các thuốc lợi tiểu thảo dược thường làm tăng lưu lượng dịch tới thận, tăng mức lọc cầu thận, làm kiềm hóa nước tiểu, không thải muối. nên thuận lợi cho việc thải acid uric, (đặc biệt là lá xakê). Có thể kết hợp với các thuốc này để tăng cường và củng cố kết quả điều trị. Nhiều trường hợp còn làm giảm bớt liều thuốc phải sử dụng

 

Tìm hiểu về bệnh Gút

 

3. Chế độ sinh hoạt của người bệnh gút

Ngâm chân nước nóng hàng tối là có ích, có thể làm thường xuyên, nhưng không nên dùng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.

Tắm sông, tắm biển là rất tốt, điều này hoàn toàn khác với việc dầm mưa lạnh hay bị lạnh đột ngột.

Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya, tránh lạnh, tránh dầm mưa lạnh.

Cần duy trì một chế độ tập luyện, vận động thường xuyên, vừa sức.

Khi bệnh chuyển sang mãn tính cần có chế độ tập luyện thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.

 

Nguồn: http://ykhoa.net/yhocphothong/khop/72-02A.html

Tạo chủ đề mới

Dương Đình Hiệp
ddhiep
207 bài | 1,398 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn