Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom bổ
>
Sức khỏe

Huyết áp bao nhiêu bị coi là thấp?

27.06.2016, 09:07 AM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 13,875
Tag: huyết áp bao nhiêu là thấp, xác định huyết áp thấp, triệu chứng huyết áp thấp
Huyết áp thấp hay tụt huyết áp là căn bệnh phổ biến và phức tạp thường gặp ở phụ nữ. Tuy không dẫn đến biến chứng nặng nề như bệnh cao huyết áp nên nhiều người thường hay chủ quan. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

Huyết áp bao nhiêu là thấp ?

Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Huyết áp liên tục thay đổi tùy theo hoạt động, nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc, tư thế, và sử dụng thuốc.

Ở người khỏe mạnh trong độ tuổi trưởng thành từ 30 - 40 tuổi là huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) từ 90 - 110mmhg, huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) từ 70 - 90mmhg. Và cứ tăng 10 tuổi thì chỉ số huyết áp tăng thêm 10mmhg. Như vậy, để xác định chỉ số huyết áp thấp ta có thể lấy chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi trừ đi 20mmhg.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), thì chỉ số huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp tối đa là dưới 100mmhg và chỉ số huyết áp tối thiểu là dưới 60mmhg.

Nếu so sánh với bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch mão não, nghẹn tắc cơ tim… nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

 

Huyết áp bao nhiêu bị coi là thấp?

Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.

 Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.

 Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.

 

Lưu ý khi kiểm tra huyết áp

Huyết áp dao động theo nhịp sinh học, nghĩa là thay đổi nhiều lần trong ngày. Chính vì thế, người không an tâm với huyết áp thì nên đo huyết áp vài lần trong ngày, vài ngày liên tục mới có thể đánh giá chính xác và khách quan mức độ bệnh lý.

- Nên đo huyết áp ở cả 3 tư thế nằm, ngồi và đứng để phát hiện những thay đổi của huyết áp, chủ yếu là tình trạng tụ huyết áp.

- Không sử dụng thuốc/trà/ cafe trước khi đo huyết áp 2 giờ

- Đo huyết áp ít nhất là 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3 phút: chỉ số huyết áp chính xác là trung bình cộng của 2, 3 lần đo.

- Đo huyết áp có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Cần nghĩ ngơi 5 phút trước khi đo, tránh xúc động, giận dữ. Không được sử dụng những chất kích thích trước khi đo huyết áp như cafe, hút thuốc, uống rượu bia.

 

Dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

Người bệnh huyết áp thấp có nhiều biểu hiện nặng nhẹ khác nhau và thường từ nhẹ đến nặng. Một số triệu chứng thường gặp như:
- Suy giảm khả năng tình dục, da nhăn, khô.
- Có cảm giác khó thở và hơi tức ngực khi làm việc nặng, leo cầu thang bộ.
- Người bị ra nhiều mồ hôi nhưng toàn thân có cảm giác ớn lạnh.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng động, trí óc khó tập trung, dễ nổi cáu, tức giận.
- Có cảm giác buồn nôn.
- Bị ngất trong khoảng thời gian ngắn và hồi phục nhanh khi có tác động từ bên ngoài vào cơ thể nhằm tăng huyết áp hoặc cơ thể có xu hướng tự phục hồi.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng động, trí óc khó tập trung, dễ nổi cáu, tức giận.
- Sốc: Xảy ra một cách từ từ, mạch nhanh, huyết áp hạ, toàn thân ớn lạnh.

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp thấp

 Có nhiều nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu như:

- Sức khỏe hạn chế, khả năng đề kháng yếu, các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả trong đó có hệ tuần hoàn, không cung cấp đủ máu cho các cơ quan hoạt động dẫn đến huyết áp thấp.
- Do bị hạ đường huyết: lượng glucoza trong cơ thể bị suy giảm dưới mức cho phép (mức cho phép lượng đường trong máu là 2.5mmol/l).
- Do tuổi : tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn do lúc này động mạch hoạt động ít dẻo dai hơn nên gây nên huyết áp thấp.
- Do mắc một số bệnh: những người mắc bênh thận, tiểu đường, thần kinh, một số bệnh liên quan đến tim như nhịp tim chậm, hở van tim, suy tim... thì có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp cao hơn.
- Cơ thể bị mất nước nhiều: Bị tiêu chảy, nôn liên tục, đổ mồ hôi quá nhiều do lao động nặng, chơi thể thao quá sức.
- Bị chảy máu nhiều: do cơ thể bị thương tích lớn, xuất huyết nội tạng, ho ra máu liên tục. Hoặc cơ thể bị bệnh thiếu máu cũng dẫn đến bệnh huyết áp thấp.

 

Huyết áp thấp cấp tính và huyết áp thấp mãn tính

 Bệnh huyết áp thấp có thể phân loại thành Huyết áp thấp cấp tính và Huyết áp thấp mãn tính. Huyết áp cấp tính là tình trạng huyết áp bình thường sau đó tụt xuống dưới mức được cho là Huyết áp thấp. Hay gặp ở những người bị suy nhược kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, lao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, thiếu máu kéo dài, bệnh nội tiết suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp mạn tính.

 Huyết áp mãn tính là tình trạng những người có thể trạng đặc biệt từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không có triệu chứng hoặc biến chứng nào của cơ thể, chỉ khi gắng sức thì thấy chóng mặt, mệt, say xẩm.

 

Chưa có thuốc tây y đặc trị hiệu quả

Hiện nay, chưa có loại thuốc tây y nào điều trị hiệu quả căn bệnh này. Trong một số trường hợp cấp tính, bác sĩ thường kê đơn tăng huyết áp tạm thời, nhưng đa phần không có hiệu quả hoặc không được sử dụng nhiều vì thuốc tây luôn có những tác dụng phụ. Tuy nhiên, đa phần người bệnh huyết áp thấp thường đi kèm với các bệnh  suy tim, đau thắt ngực, đái tháo đường, cường giáp, người đang phải điều trị thêm 1 số thuốc khác nên việc sử dụng thuốc tây càng làm cho tình trạng bệnh tệ hơn.

Những thông tin ở trên cho thấy bệnh huyết áp thấp là bệnh vô cùng nguy hiểm, diễn tiến thầm lặng, và chưa có thuốc tây y điều trị dứt điểm. Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe, quan tâm đến chế độ ăn hợp lý, sẽ giúp bạn hạn  chế việc mắc phải Bệnh Huyết Áp Thấp.

 

 

 Nguồn: Tổng hợp

Tạo chủ đề mới

Bui Thi Thanh Thuy
btthuy
124 bài | 2,014 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn