Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom bổ
>
Sức khỏe

Tìm hiểu về bệnh zôna thần kinh

30.04.2015, 10:02 PM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 13,138
Tag: nguyen nhan trieu chung benh zona | benh zo na than kinh | nguyen nhan trieu chung benh zona than kinh |
Bệnh Zona (giời leo) là kết quảcủa sựtái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:

Chưa ai biết được chính xác nguyên nhân vì sao virus thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài khả năng có thể xảy ra là:

- Stress

- Mệt mỏi

- Hệ miễn dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được virus thủy đậu trong trạng thái bất hoạt).

- Ung thư

- Các biện pháp điều trị bằng tia xạ

- Làm tổn thương vùng da bị nổi ban

II. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH:


Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh Zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể

Triệu chứng của Zona thường là tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở 1 phần của cơ thể. Những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.

Thông thường thì sau khi cơn đau xuất hiện được 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10-12 ngày.

2 - 3 tuần sau, ban sẽ biến mất và vảy rơi ra và có thể để lại sẹo.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Đi khám khi bạn bị đau hoặc nổi ban thành 1 dải ở một phía của cơ thể. Nếu bạn nghĩ bạn bị Zona, đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì những thuốc kháng virus chỉ hiệu quả khi được sử dụng sớm.

Nếu vết ban và vết phồng nổi lên ở mũi hoặc gần mắt, bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì virus có thể lan đến mắt làm tổn thương mắt và mù.

Bạn cũng cần phải đến khám càng sớm càng tốt nếu bạn đang có những bệnh làm suy giảm sức miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó bạn có thể tránh được những biến chứng.

Đến phòng cấp cứu nếu như có các dấu hiệu:

Bệnh Zona kèm với sốt cao hoặc mệt mỏi.

Vết phồng lan ra những khu vực khác của cơ thể.

Lâm sàng và cận lâm sàng

Kiểu đau kinh điển, vết phồng nổi lên thành 1 dải ở 1 bên của cơ thể là tất cả những dấu hiệu cần thiết đủ để bác sĩ chẩn đoán bạn đã bị nhiễm Herpes Zoster. Ban có thể lan ra ngoài dải này hoặc hiếm gặp hơn là lan sang phía bên kia của cơ thể. Đôi khi bệnh nhân chỉ đau theo 1 dải mà không thấy nổi ban.

 

 

Có thể bác sĩ sẽ quyết định làm xét nghiệm để xác định xem bạn có bị Zona hay không. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không phải lúc nào cũng cần thiết.

Phết Tzanck: hiện nay ít được sử dụng hơn trước do những kỹ thuật mới đã xuất hiện, người ta rạch vết phồng và lấy dịch cùng với các tế bào da trong đó đặt lên slide. Sau đó nhuộm màu bằng 1 loại thuốc nhuộm đặc biệt rồi đưa lên kính hiển vi để tìm những biến đổi của tế bào gây ra bởi virus. Phương pháp này không thể giúp phân biệt được giữa VZV và Herpes Simplex Virus (HSV), tuy nhiên VZV gây bệnh zona và thủy đậu còn HSV gây ra bệnh Herpes simplex (đôi khi thường được biết đến bằng cái tên Herpes môi hoặc Herpes sinh dục).

Cấy virus hoặc test kháng thể đặc biệt, như DFA (direct fluorescent antibody - kháng thể huỳnh quang trực tiếp), trong sang thương có thể xác định được VZV. DFA thường cho kết quả sau 1 giờ. Xét nghiệm này có thể giúp phân biệt được giữa VZV và HSV. Cấy virus có thể cho kết quả sau 2 tuần hoặc hơn.

Sinh thiết da: lấy một mẩu da ở sang thương và xem xét chúng dưới kính hiển vi. Có thể dùng mô sinh thiết để cấy nếu không có mẩu sang thương nguyên vẹn. Ngoài ra người ta còn có thể dùng PCR (polymerase chain reaction) để phát hiện ra DNA của virus trong mẫu mô được sinh thiết.

Triệu chứng

Ban đầu các chỗ phát bệnh thường đỏ sau đó chuyển thành những mảng mụn nước với cảm giác ngứa, nóng rát. Khoảng hai đến bốn tuần sau thì lành da. Bệnh zona có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh zona xuất hiện 1-5 ngày trước khi phát ban. Ban đầu bệnh nhân có thể bị ngứa, ngứa râm ran, đau ở chỗ phát bệnh, về sau bệnh phát triển người bệnh cảm thấy sốt, ớn lạnh, đau đầu, khó chịu ở dạ dày.

Sự lây truyền

Bệnh zona có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu. Thay vì bị zona, nhưng những người này lại mắc bệnh thuỷ đậu. Một khi những người này đã mắc bệnh thuỷ đậu thì họ sẽ không bị nhiễm zona từ người khác.

Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm zona, thì họ lại có khả năng bị zona sau này trong cuộc đời. Khi tất cả những mụn nước đã khô, thì không còn khả năng lây được nữa.

Các biến chứng của bệnh

Thường thì bệnh zona được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, mụn nước có thể bị nhiễm thêm một loại vi trùng sẽ gây ra viêm mô tế bào, đây là bệnh nhiễm trùng da. Nếu nhiễm trùng da xảy ra, vùng da trở nên đỏ hơn, nóng, sưng bóng lên và rất đau.

Bạn cũng có thể thấy vệt màu đỏ xung quanh vết thương. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số đó, bạn hãy liên hệ đến bác sĩ của bạn để được chăm sóc. Kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị trong những trường hợp này.

Một biến chứng nữa cũng làm cho người bệnh lo lắng là khi bị zona ở mặt, đặc biệt ở trán và mũi. Trong những trường hợp này, zona có thể làm giảm thị lực. Nếu bạn bị zona ở trán hay ở mũi thì bạn cũng cần được chăm sóc y tế.

Dự phòng

Khôngc ó cách nào để dự phòng Zona cả.

Bạn không thể bị lây bệnh từ những người bị Zona. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bị thủy đậu, bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu từ những tiếp xúc gần gũi với những sang thương hở miệng ở những người bị Zona. Dùng quần áo che phủ sang thương lại giúp giảm nguy cơ lây lan cho người khác.

Vaccine VZV, còn được biết đến là vaccine ngừa thủy đậu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Zona do làm tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại VZV hoặc giữ chúng trong trạng thái bất hoạt. Những cải tiến của loại vaccine này đang được nghiên cứu và có thể giúp ngừa được bệnh Zona trong tương lai.

Điều trị:

Thuốc kháng virus

Trong khi không có cách chữa bệnh zona, thuốc kháng virus có thể làm giảm sự tấn công của chúng. Điều trị kịp thời có thể làm cho quá trình phát triển của bệnh ngắn hơn và nhẹ hơn. Không những thế còn giảm một nửa nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau zona. Các bác sĩ khuyên bạn nên bắt đầu sử dụng thuốc kháng virus theo toa, khi có dấu hiệu đầu tiên của một phát ban bệnh zona.

Thuốc hỗ trợ

Thuốc giảm đau không cần kê toa và các loại kem chống ngứa như calamine, có thể làm giảm đau và ngứa zona. Nếu cơn đau nặng hoặc phát ban tập trung gần mắt hoặc tai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Thuốc bổ sung, chẳng hạn như corticosteroid, có thể được quy định để giảm viêm.

Chăm sóc tại nhà

Để giúp các mụn nước nhanh khô, hãy đặt một khăn ướt lên chỗ phát ban, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc tham gia một hoạt động yêu thích để làm cho bạn quên đi sự khó chịu của bệnh zona.

Tạo chủ đề mới

Tống  Thị Nhung
vknyckp
72 bài | 1,138 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn