Mất nước ở người già
28.04.2015, 10:41 AMBạn thích bài viết này?
Nguy cơ khi mất nước:
Thông thường, mất nước một phần do không tiêu thụ đủ nước, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác bao gồm tác dụng phụ của thuốc kê toa như thuốc lợi niệu, tiêu chảy, tiết mồ hôi quá độ, mất máu hoặc bệnh tiểu đường. Lão hóa cũng góp phần khiến bạn ít cảm thấy khát nước và dần dần giảm khả năng điều chỉnh cân bằng chất lỏng cho cơ thể.
Người già thường ít cảm thấy khát nước:
Các nhà khoa học khuyến cáo, khi có tuổi khả năng nhận thức và phản ứng của khát nước cũng dần giảm theo. Kết quả là người già không cảm thấy khát nước như người trẻ. Điều này dẫn đến tiêu thụ ít nước và gây mất nước.
Dịch lỏng cơ thể giảm, chức năng thận cũng giảm theo: Cơ thể bị mất nước khi bạn già đi. Khoảng độ tuổi 40, tỉ lệ của toàn bộ dịch lỏng cơ thể đối với trọng lượng cơ thể là 60% ở đàn ông và 52% ở phụ nữ. Khác biệt về giới tính do khối lượng cơ bắp lớn hơn và lượng chất béo cơ thể thấp hơn ở đàn ông so với phụ nữ, các tế bào cơ bắp chứa nhiều nước hơn các tế bào chất béo. Sau tuổi 60, tỉ lệ dịch lỏng cơ thể giảm đến 52% ở đàn ông và 46% ở phụ nữ. Nguyên nhân suy giảm do mất khối lượng cơ bắp khi lớn tuổi và gia tăng tương ứng trong các tế bào chất béo.
Hơn thế, khả năng loại bỏ các độc tố trong máu của thận suy giảm theo tuổi tác. Điều này có nghĩa thận mất khả năng tập trung nước tiểu do ít nước, vì thế người già thường mất nước nhiều hơn người trẻ.
Nếu mất nước không được phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe như suy giảm hoặc thậm chí mất ý thức, mạch đập nhanh nhưng yếu, giảm áp lực máu. Nếu không được bù nước, bệnh có thể đe dọa tính mạng.
Mất nước nhẹ:
- Khô miệng, lưỡi dày nước bọt.
- Không tiểu được hoặc tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm hoặc sẫm.
- Chuột rút tứ chi.
- Đau đầu.
- Khóc không hoặc có ít nước mắt.
- Cảm giác không khỏe.
- Buồn ngủ hoặc dễ cáu kỉnh.
Mất nước nặng:
- Hạ huyết áp.
- Co giật.
- Chuột rút nghiêm trọng cơ tứ chi, lưng và bụng.
- Bao tử sưng phồng.
- Mạch đạp nhanh nhưng yếu.
- Thở nhanh hơn bình thường.
Những cách giữ nước:
- Uống nhiều nước giảm nguy cơ bệnh mạch vành, ung thư bàng quang, tránh táo bón, giảm ung thư đại trực tràng.
- Uống nước ngay cả khi không khát nước và uống nước vừa phải.
- Uống ít nhất 6 - 8 ly nước/ngày.
- Nước tiểu trong hoặc vàng nhạt là cơ thể đủ nước.
- Tránh uống rượu, hạn chế thức uống chứa caffein.
- Nếu mất nước nghiêm trọng cần đến bác sĩ.
Theo Parentgiving
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,321 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,044 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,966 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,917 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,372 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,718 lượt xem