Đẩy nhanh cảm cúm nhờ cây nhà lá vườn
29.04.2015, 04:22 PMBạn thích bài viết này?
Khi bị cảm cúm, không nhất thiết phải dùng thuốc tây mà có thể dùng những vị thuốc dân gian là những cây cỏ thường có ở xung quanh nhà để chữa bệnh.
Tía tô:
Tía tô có vị cay, nồng ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, tiêu đờm, chữa cảm cúm không có mồi hôi và ho tức ngực.
*Bài thuốc: Lá tía tô (tươi) 15g, hành tươi (củ, rễ, dọc) 3 củ. Cả hai rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát cháo nóng để bệnh nhân ăn, ăn xong thì đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Bưởi:
Vỏ ngoài của bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Lá bưởi có thể kết hợp cùng các loại lá xông trị cảm, đau đầu.
*Bài thuốc: Lấy một nắm lá bưởi tươi rửa sạch, kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu. Cho tất cả các loại lá đó vào nồi, cho nước vào nấu sủi. Sau đó, dùng nước để xông.
Gừng:
Đây là một gia vị chống virus hết sức hiệu quả, có thể tiêu hủy các mầm bệnh và tốt cho dạ dày.
*Bài thuốc: Đun 2 thìa cà phê gừng tươi xát nhỏ với hai cốc nước trong 15 phút. Sau đó lọc bã và để nguội trước khi uống.
Kinh giới:
Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió.
*Bài thuốc: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g, gừng sống 10g. Hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.
Tỏi:
Tỏi là một loại gia vị có chứa nhiều khoáng chất, protein, chất béo, chất đường, các vitamin B và C. Ngoài ra, tỏi còn được coi như một vị thuốc. Trong tỏi có một ít i-ốt và tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng. Tác dụng chữa bệnh của tỏi chủ yếu ở tinh dầu tỏi. Tỏi có công hiệu sát trùng mạnh và với mỗi cách sử dụng thì tỏi lại có công dụng khác nhau. Bất kể là ăn sống hay nấu chín, tỏi đều có tác dụng giữ ấm cho đường tiêu hóa, lưu thông khí huyết, chống lạnh bụng.
Hành:
Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng...
*Bài thuốc (chữa cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu): Hành (cả củ, rễ, lá) 15g rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cả hai cho vào cháo loãng nóng, quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Mùi tàu:
Mùi tàu có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.
*Bài thuốc: Lấy 40g mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần, 10g gừng tươi. Thái nhỏ những thứ kể trên, cho 400ml nước vào sắc đến khi còn 100ml. Lấy lượng thuốc sắc được uống trong lúc còn nóng, mỗi ngày hai lần. Sau khi uống, đắp chăn để cho ra mồ hôi. Khi ra mồ hôi, dùng khăn khô lau người xong sẽ thấy rất dễ chịu.
Tổng hợp
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,289 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,009 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,915 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,887 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,331 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,676 lượt xem