Chảy máu chân răng, viêm lợi rất nguy hiểm
16.03.2015, 12:22 PMBạn thích bài viết này?
Đụng đến răng là máu chảy
Hơn một năm nay, chị Thanh Vân (ở Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn thường hay bị chảy máu răng bất chợt. Nhất là mỗi khi đánh răng hay xỉa răng chị lại thấy các chân răng rỉ máu. Thấy rõ triệu chứng là vậy nhưng chị vẫn cho rằng không có gì đáng ngại vì da ở lợi mỏng dễ bị tổn thương, lông bàn chải, tăm khô cứng tiếp xúc vào gây chảy máu là bình thường.
Tuy nhiên, thời gian gần đây ngoài triệu chứng răng chảy máu, chị Vân còn lợi sưng, nứt, khó nhai thức ăn kèm theo hơi thở có mùi hôi. Lúc này chị mới nghĩ đến chuyện đi khám. Bác sĩ cho biết, chị bị viêm chân răng rất nặng cần phải điều trị ngay để tránh các bệnh lý nguy hiểm khác hủy hoại xương ổ răng, xương răng, lợi, làm răng lung lay, thậm chí mất răng.
Một trường hợp tương tự, bình thường chị Ngọc (ở Thanh Xuân, Hà Nội) chăm sóc răng rất tốt, ngày 2 lần đánh răng buổi sáng và tối, 6 tháng đi lấy cao răng một lần. Vậy nhưng, thời gian gần đây, răng của chị bỗng nhiên có vấn đề. Khi đánh răng hay xỉa răng đều thấy lợi chảy máu, miệng hôi, lợi như muốn tụt khỏi chân răng.
Chị đến bệnh viện Răng - Hàm - Mặt để tìm nguyên nhân, thì được bác sĩ kết luận mắc chứng viêm quanh răng do thiếu vitamin C. Cũng may phát hiện sớm, kịp thời nên việc điều trị không gặp nhiều khó khăn.
Hai trường hợp trên không phải là cá biệt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 90% dân số Việt Nam bị viêm quanh răng.
Chảy máu chân răng: bệnh không đơn giản
Phòng tránh viêm quanh răng
Mặc dù bệnh viêm quanh răng không phải bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái như tổn thương lợi, hủy hoại xương ổ răng, xương răng, gây đau nhức, thậm chí mất răng, mất khả năng nhai nghiền thức ăn, gây hôi miệng - mất tự tin khi giao tiếp…
Viêm quanh răng xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể là do các bệnh trực tiếp ở răng như mảng bám, cao răng, viêm lợi… Đôi khi nguyên nhân gây bệnh lại không liên quan đến răng như thiếu vitamin C, các bệnh nội tiết, bệnh về máu…
Như trường hợp của chị Thanh Vân, nguyên nhân gây viêm quanh răng chính do sự chủ quan chăm sóc răng miệng. Nhưng cho dù có chăm sóc răng cẩn thận như chị Ngọc thì vẫn có thể có nguy cơ bị viêm quanh răng.
Bác sĩ nha khoa Bùi Thị Thu Huyền, khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Không loại trừ trường hợp nào, mọi lứa tuổi đều có thể mắc các bệnh về răng miệng. Các bệnh về răng thông thường phổ biến bao gồm viêm lợi, viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng cơ quanh răng. Trong đó, viêm lợi và viêm quanh răng là 2 chứng bệnh quan trọng nhất. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh này lại đều có thể phòng tránh được.
Trước tiên, cần phải thừa nhận rằng, viêm quanh răng không phải bệnh quá nguy hiểm, cũng không lây lan. Tuy nhiên, bệnh viêm quanh răng đều ở thể mạn tính, kéo dài và có thể tái phát từng đợt bất kỳ lúc nào, nhất là lúc sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào chữa trị bệnh quanh răng. Việc chữa chạy là một quy trình phức hợp bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân, điều trị khởi đầu và duy trì, điều trị bảo tồn và phẫu thuật... Để việc chữa trị có hiệu quả, điều kiện quan trọng đầu tiên là phát hiện bệnh sớm. Nếu để bệnh quá nặng, việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến hậu quả đáng tiếc như răng lung lay, rụng răng...
Bác sĩ Huyền đưa ra lời khuyên, trong trường hợp có dấu hiệu bệnh cần đến gặp bác sĩ nha khoa để khám, chẩn đoán càng sớm càng tốt xác định bệnh thật chính xác để chon phương pháp điều trị thích hợp.
Mọi người cũng nên có thói quen chăm sóc răng miệng chu đáo để phòng tránh các bệnh viêm quanh răng. Việc đầu tiên và quan trọng nhất để phòng tránh viêm quanh răng hiệu quả là vệ sinh răng miệng hàng ngày như đánh răng đủ tiêu chuẩn ngày 2 lần, sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải răng 3 tháng/lần…
Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ thì hiệu quả vệ sinh răng mới đảm bảo. Ngoài ra, cần chú ý việc lấy cao răng và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. để hạn chế tối đa bệnh viêm quanh răng.
Tống Nhung(nguồn:tổng hợp)
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,287 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,009 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,915 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,887 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,331 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,676 lượt xem