Để trở thành quản lý nhà hàng xuất sắc
01.09.2015, 02:29 PMBạn thích bài viết này?
Phục vụ đội ngũ của mình là một trong bảy điều khác biệt giữa một quản lý nhà hàng xuất sắc với quản lý bình thường.
Cùng Smart Goal tìm hiểu từng bước để trở thành người quản lý giỏi nhé.
Phục vụ nhân viên cấp dưới
Hẳn bạn sẽ nghĩ “Tại sao phải phục vụ nhân viên cấp dưới khi tôi là một quản lý nhà hàng?”. Nếu bạn có suy nghĩ đấy thì quả thực bạn chỉ là một quản lý nhà hàng bình thường chứ khó phát triển khả năng thành một quản lý phi thường.
Alex, quản lý nhà hàng bò bít tết tại San Francisco là người rất nguyên tắc và lạnh lùng. Ông không bao giờ quan tâm đến nhu cầu của nhân viên cấp dưới. Và bất cứ khi nào họ phạm lỗi, ông ta cũng sẵn sàng trừ lương, quát tháo và thậm chí đuổi việc họ, bất chấp sai lầm thuộc về phía họ hay từ phía khách hàng. Nhiều nhân viên đã xin thôi việc, số còn lại chỉ giữ suy nghĩ làm cho xong việc của mình mà không có sự sáng tạo trong công việc. Nhà hàng của Alex sớm dẫn đến việc phá sản.
Trái với Alex, những nhà lãnh đạo phi thường hiểu rằng, khi họ quan tâm tới nhu cầu của đội ngũ nhân viên cấp dưới họ sẽ nhận được sự yêu quý và trung thành của nhân viên. Từ đó, nhiệt huyết và sự sáng tạo của những nhân viên này cũng tăng lên. Điều này rất có lợi cho sự phát triển kinh doanh của nhà hàng.
Hãy phục vụ đội ngũ nhân viên, họ sẽ phục vụ lại bạn.
Quản lý nhà hàng không dùng lý thuyết suông
Bạn là quản lý nhà hàng hãy lấy chính mình làm gương cho nhân viên. Hãy ngừng chỉ bảo họ phải làm thế nào mà cần cho họ thấy điều đó qua chính hành động của bạn. Không ai thích bị chỉ bảo phải làm thế này, hay làm thế kia. Họ thực sự có cảm hứng khi nhìn thấy những hành động thực tế đáng ngưỡng mộ từ người quản lý và có xu hướng làm theo như thế.
Để làm được điều đó, bạn hãy nghĩ về các giá trị và tiêu chuẩn đặt ra với nhân viên cấp dưới và suy xét xem liệu chính bạn có thể thực hiện được điều đó hay không, chứ đừng chỉ dùng lý thuyết suông với nhân viên của mình.
Người quản lý chuyên nghiệp luôn hạn chế gia tăng quyền lực
Quyền lực và sự ảnh hưởng là hai phạm trù khác biệt. Quản lý nhà hàng đừng cố gia tăng quyền lực của mình mà hãy đẩy mạnh sự tự chủ của nhân viên lên trước. Đôi khi việc dùng chức phận để ra lệnh cho người khác lại dẫn đến hậu quả khôn lường.
Các nhà quản lý nhà hàng tốt biết rằng họ sẽ không thể phối hợp ăn ý với đội nhóm của mình khi chỉ biết ra lệnh. Dùng quyền lực khống chế chỉ khiến nhân viên sợ chứ không hề phục mình. Việc một quản lý giỏi hướng đến là tạo được sức ảnh hưởng sâu rộng và làm cho đội ngũ cảm phục tài năng lãnh đạo của mình. Hãy khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng mới, xem trọng những đóng góp của họ và luôn ghi nhận những thành tích nhân viên đạt được. Món quà bạn nhận lại được chính là lòng trung thành và tinh thần hăng say làm việc của họ.
Luôn trao đổi với nhân viên
Hãy luôn tạo ra các cuộc họp, những cuộc thảo luận giữa quản lý nhà hàng với nhân viên của mình để tìm ra những vấn đề, hay khúc mắc của họ trong công việc. Kinh doanh nhà hàng là một môi trường phức tạp, do đó, những cuộc thảo luận này sẽ rất có ích cho việc điều hành và phát triển nhà hàng.
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Thức ăn cấm kỵ với loài chó
963,406 lượt xem -
Các loại bưởi nổi tiếng nước ta
33,726 lượt xem -
Top 10 bộ phim dành cho các tín đồ ẩm thực
25,047 lượt xem -
20 mẹo vặt cuộc sống mà phụ nữ nên biết
14,277 lượt xem -
Những bài học quản lý nhà hàng từ Gordon Ramsay
12,079 lượt xem -
Khám phá nét văn hóa ẩm thực Nhật Bản – Sushi
11,808 lượt xem