Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom khác
>
Cẩm nang

Bài học kinh doanh nhà hàng của "triệu phú thầm lặng"

31.08.2015, 04:30 PM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 5,214
Tag: Setup nhà hàng, tư vấn nhà hàng, kinh doanh nhà hàng, quản lý nhà hàng, Smart Goal
Bài học kinh doanh nhà hàng của "triệu phú thầm lặng"

Kinh doanh nhà hàng không phải là nghề dành cho những con người dễ dàng lùi bước, không xác định mục tiêu rõ ràng và những người không đam mê nó. Trong thế giới nhà hàng có rất nhiều tấm gương nổi tiếng để chúng ta trầm trồ, ngưỡng mộ và lấy họ là động lực hướng tới. Nhưng cũng có những nhà quản lý lặng lẽ, bền bỉ thực hiện ước mơ kinh doanh của mình và trở thành triệu phú từ hai bàn tay trắng.

Hôm nay, Smart Goal giới thiệu đến các bạn chân dung một nhà triệu phú thầm lặng, đã thành công từ gian hàng bán cokoi trên đường phố.

Sumarno - người Indonesia nhập cư trái phép đến Kuala Lumper để đăng ký học tại Trung tâm Đào tạo của Đầu bếp Encik Rusly. Sau buổi chuyện phiếm với chàng trai trẻ này, ông Li đã không khỏi ngạc nhiên và có phần tán dương thành quả lao động mà Sumarno đạt được.

Sumarno nói rằng cậu đã ở Malaysia được 8 tháng. Trong suốt thời gian đó cậu làm giúp việc cho một gian hàng cakoi (bột chiên, một loại đồ ăn nhẹ xuất xứ Trung Quốc). Cậu làm việc từ 5 giờ sáng đến 5 giờ chiều không ngừng nghỉ và được trả 80 RM mỗi ngày.

 “Mỗi tháng cậu làm bao nhiêu ngày?” Một học viên nữ hỏi.

“30 ngày”, cậu trả lời.

“Ý cậu là không nghỉ ngày nào á?” , cô ấy hỏi lại.

“Tôi không nghỉ bởi như thế mất 80 RM mỗi ngày mà tôi thì…!”, cậu cười ngượng nghịu.

“Cậu kiếm được những 2.400 RM cơ đấy. Giỏi thật!”, một học viên nam xen vào.

“Nếu đổi ngần ấy tiền sang Rupiah (đơn vị tiền tệ Indonesia) thì cậu có 5 triệu! Chà, cậu kiếm được kha khá đấy!” Li khen ngợi.

“Đúng thế, còn nhiều hơn cả tiền lương của thống đốc Đông Java ấy nhỉ”, cậu cười trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. “Tôi gửi tiền về nhà cho vợ và lũ nhỏ…”

“Chà, kinh tế của vợ chồng cậu cũng ổn đấy chứ!”, một học viên khác cất lời khen ngợi.

“Cũng tàm tạm, vợ chồng tôi đang xây nhà ở quê và vào tháng Bảy này, nhà của tôi sẽ hoàn thiện.”

“Ngôi nhà có to không hả Sumarno?” – Li lại hỏi.

“Cũng vừa phải. Ba tầng thưa ngài, chi phí hết khoảng 38 triệu Rupiah”, lần này cậu tỏ rõ sự tự hào.

trieu-phu-tham-lang-va-cau-chuyen-ve-doanh-nhan-duong-pho

Sumarno nói đã gửi hết tiền tiết kiệm về cho vợ khiến mọi người đều hoài nghi không biết cậu sống bằng gì. Và cậu  chia sẻ đã kiếm thêm chút tiền từ việc bán dầu ăn.

“Là thế này… ông chủ của tôi rất kĩ tính về việc sử dụng dầu ăn để chiên cakoi và tất cả lượng dầu để chiên chỉ được dùng 1 lần. Ông ấy không cho phép chúng tôi sử dụng lại dầu đã chiên qua. Nhưng đối với tôi, dầu ăn vẫn còn khá tốt và tôi nghĩ thật phí phạm nếu bỏ luợng dầu đó đi. Vì vậy, tôi mang chúng về nhà, lọc qua vải màn, tinh chế lại và bán cho các cửa hàng nhỏ khác. Tôi kiếm được 1.500 RM mỗi tháng. Tôi cũng đã trả tiền cho khóa học này bằng số tiền bán dầu ăn đó”, cậu giải thích rất tỉ mỉ.

“Doanh số hàng ngày của gian hàng cakoi, nơi cậu làm việc là bao nhiêu?” – Li tiếp tục câu chuyện

“Việc buôn bán gần đây giảm sút… không còn được như trước nữa.”, cậu thở dài.

“Tại sao vậy?”

“Đó là vì dịch bệnh JE (một loại dịch bệnh có nguồn gốc từ lợn)”, cậu nói ngắn gọn.

“Việc đó thì có liên quan gì đến cakoi?” Li thấy khó hiểu.

“Gian hàng tôi làm việc đặt ngay trước một nhà hàng đồ ăn Trung Quốc nổi tiếng với món Bak Kut The (canh sườn). Vì bệnh dịch nên ít người đi ăn canh sƣờn và các món chế biến từ lợn ở bên ngoài khiến lượng người mua cakoi cũng giảm theo. Hiện nay, khách hàng hầu như đều là khách qua đường mua mang đi vì ít người đến ăn tại nhà hàng…”, cậu giải thích.

“Ông chủ của cậu kiếm được bao nhiêu mỗi ngày?” Li tiếp tục hỏi.

“Xem nào… khoảng 800 RM”, cậu trả lời lãnh đạm.

“Sao cơ?” Ai đó kêu lên vì điều này quá khó tin.

“Thật đấy… 800 RM”, cậu nhắc lại.

“Các bạn thấy chưa? Người ta vẫn có thể kiếm rất nhiều tiền ở những thời điểm không thuận lợi… thậm chí đến 800 RM mỗi ngày dù lượng khách hàng giảm sút!” Li nhấn mạnh điều đó để tạo động lực cho các học viên, khuyến khích họ học tập và tự tạo ra lợi ích từ kinh nghiệm của Sumarno.

Sumarno chia sẻ cậu muốn tự học làm cakoi và mở cửa hàng riêng của mình, học thêm cách làm cincau (thạch đen) và những sản phẩm từ sữa đậu nành. Cậu dự định sẽ bán kèm thêm sữa đậu nành và si-rô cincau tại gian hàng cakoi của mình.

Một năm sau, Sumarno gọi điện cho Li và nói: “Suốt 10 tháng qua, tôi đã bán cakoi cùng các loại đồ uống từ đậu nành và cincau ở Cheras. Vợ tôi đang ở đây để quản lý gian hàng.” Mỗi ngày vợ chồng cậu thu về 500  đến 600 RM từ gian hàng tại Cheras và hơn 400 RM tại khu chợ đêm. Kết hợp hai nơi có thể dễ dàng kiếm được 256.800 RM mỗi năm.

Bẵng đi vài năm sau đó, Li tình cờ gặp lại Sumarno trong một chuyến bay tới Jakarta. Ông vô cùng ngạc nhiên trước sự bảnh bao như một doanh nhân của Sumarno. Sau vài câu chuyện trò, ông biết giờ Sumarno đang sở hữu ba gian hàng bán cakoi và một cửa hàng đồ gỗ tếch ở Pandan Indah, Kuala Lumpur.

Li không khỏi kinh ngạc thốt lên: “Chà, thế giờ cậu là một triệu phú rồi”

 “Vẫn chưa, thưa ngài”, cậu khiêm tốn đáp lại, “nhưng công việc quản lý nhà hàng khá ổn”, cậu kể về nó một cách tự hào.

Đầu bếp Li gật gù khi nghe cậu kể, với mức độ tiến triển này, không hề ngạc nhiên khi Sumarno sẽ ngày càng thành công và đạt đến những tầm cao mới chỉ trong vài năm nữa.

Li chia sẻ:

“Kể từ ngày đầu tiên gặp Sumarno, tôi có thể nói rằng cậu là người sống có mục đích và luôn nỗ lực vì mục tiêu của cuộc đời mình. Chàng thanh niên người Indonesia này đã cố gắng không ngừng nghỉ để biến giấc mơ thành hiện thực và chưa từng để điều gì cản đường mình. Ví như, dù kiếm được khá nhiều tiền từ công việc phụ bán cakoi tại Jalan Imbi, Kuala Lumpur, nhưng cậu vẫn quyết tâm bỏ việc với niềm tin, làm chủ bao giờ cũng tốt hơn làm thuê và ta chỉ giàu có khi biết tự mình kinh doanh.

Cậu đã học tất cả những gì có thể về hoạt động kinh doanh cakoi từ người chủ cũ và bị thuyết phục rằng cậu có thể phát đạt nhờ kinh doanh loại đồ ăn này. Và cậu đã thực hiện bước đầu tiên… bằng việc đăng kí học lớp dạy làm cakoi của tôi. Phần còn lại, như một câu châm ngôn đã nói, là chuyện của lịch sử.”

Qua câu chuyện này chúng ta đúc kết được ba bí quyết từ Sumarno:

  1. Nếu muốn đạt được thành quả, chúng ta phải nỗ lực đến cùng.
  2. Tiêu tiền hợp lý. Hãy trở thành một nhân viên thực sự trước khi làm ông chủ.
  3. Hãy chọn loại hình kinh doanh phù hợp, hạn chế tối đa hoạt động vay mượn lớn để kinh doanh.

Nếu bạn đam mê kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực setup nhà hàng, thì hãy bắt tay vào học tập, thực hành, tích lũy kinh nghiệm ngay từ hôm nay. Hãy bắt đầu với những việc nhỏ nhất tại một nhà hàng, như: Bồi bàn, nhân viên phục vụ, phụ bếp… và học tập từ chính những nhà quản lý tại nhà hàng đó. Và quan trọng hãy luôn hướng tới mục tiêu của mình bằng niềm đam mê, sự nhiệt huyết, nguồn nội lực luôn tồn tại trong chính con người bạn. Khi giấc mơ đủ lớn bạn hoàn toàn có thể bay bằng đôi cánh của mình.

 

Tạo chủ đề mới

nguyen ngoc tram
tramtram
45 bài | 1,013 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn