Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom khác
>
Cẩm nang

Thực đơn – tài nghệ tiếp thị của quản lý nhà hàng giỏi

03.09.2015, 02:46 PM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 8,570
Tag: Setup nhà hàng, tư vấn nhà hàng, kinh doanh nhà hàng, quản lý nhà hàng, Smart Goal
Thực đơn – tài nghệ tiếp thị của quản lý nhà hàng giỏi

Thực đơn nhà hàng là một công cụ tiếp thị thương hiệu rất hiệu quả. Không những thế, nó còn giúp điều khiển việc quản lý nhà hàng một cách khoa học hơn. Một thực đơn tốt không chỉ làm tăng thêm lợi nhuận nhà hàng mà còn giúp thu hút nhiều thực khách quay trở lại trong những lần sau.

Tại sao thực đơn là công cụ quảng cáo hữu ích

Người ta ví món ăn là linh hồn của nhà hàng thì cuốn thực đơn chính là bộ mặt của nhà hàng đó. Khi khách hàng cầm menu trên tay họ không chăm chú đọc mà chỉ “lướt” qua. Nhưng những giây ngắn ngủi đó sẽ để lại ấn tượng mạnh về nhà hàng của bạn trong con mắt các thực khách đến ăn. Một quyển thực đơn sáng tạo, mang dấu ấn riêng sẽ khiến nhà hàng của bạn “không lẫn vào đâu được”, đồng thời thể hiện năng lực của quản lý nhà hàng tài ba.

Quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng

Có 3 lý do để có thể khẳng định thực đơn chính là một trong những yếu tố lôi kéo khách hàng đến với nhà hàng.

Thứ nhất, thực đơn thể hiện được kiểu nhà hàng. Cầm cuốn thực đơn trong tay, thực khách sẽ hiểu ngay nhà hàng của bạn thuộc dạng bình dân, tiêu chuẩn hay sang trọng; dạng nhà hàng phục vụ theo phong cách gọi món hay tự phục vụ; đó là nhà hàng cà phê có phục vụ ăn uống hay nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh.

Bên cạnh đó, thực đơn thể hiện tiêu chí của nhà hàng nhắm vào nhóm đối tượng nhất định. Từ đó, khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn nhà hàng có phù hợp với mục đích của họ trong các buổi liên hoan hội nhóm, đoàn tụ gia đình, hay hẹn hò lãng mạn không.

Trong kinh doanh nhà hàng, việc lên thực đơn không những thể hiện phong cách riêng của nhà hàng mà còn làm nổi bật đặc trưng món ăn. Đây chính là điểm nhấn giúp nhà hàng của bạn khác biệt với những nhà hàng cùng loại. Và tất nhiên, nó cũng giúp lôi kéo một lượng khách hàng trung thành.

Khóa học quản lý nhà hang cơ bản
Khóa học quản lý nhà hang cơ bản

Làm sao để thiết kế một thực đơn hấp dẫn

Tuyệt đối không sao chép

Như đã nói bên trên, thực đơn chính là bộ mặt của nhà hàng. Do đó, bạn cần tránh việc sao chép mà hãy sáng tạo ra một menu làm nổi bật phong cách ẩm thực và tiêu chí của nhà hàng.

Sự hòa quyện của màu sắc và phong cách ẩm thực

Một thiết kế thực đơn nhà hàng thành công cần tôn lên điểm tương phản giữa món ăn và màu sắc. Trên thực tế, với những món ăn mang tính cay, nóng, nhiều gia vị nặng… chủ nhà hàng có thể chọn gam màu đỏ để kích sự thèm ăn của khách hàng.

Ngược lại, với những trang thiết kế thực đơn nhà hàng dành cho các món tráng miệng như kem, bánh bạn nên dùng những gam màu thanh hơn làm nền tảng, tránh mang lại cảm giác ngấy, nặng nề với khách hàng sau khi thưởng thức xong các món chính.

Phong cách cùng màu phong thủy của nhà hàng cũng được chú ý cao. Nếu nhà hàng của bạn thuộc dạng sang trọng nên chọn những gam màu tươi sáng, hài hòa với màu sắc tổng thể của nhà hàng. Trái với những quán bình dân thường lựa những gam màu sặc sỡ để tăng thêm không khí vui vẻ trong bữa ăn.

Ngắn gọn, dễ nhìn và khoa học

Đã qua rồi thời thực đơn dài dằng dặc với cách sắp xếp món ăn thiếu khoa học và không có tính chất bổ trợ cho nhau. Việc liệt kê quá nhiều món ăn khiến menu của nhà hàng bạn trở nên rối rắm, khó nhìn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít quản lý nhà hàng cho rằng đưa ra nhiều sự lựa chọn sẽ dễ “dẫn dụ” khách hàng.

Ngày nay, các quản lý nhà hàng lớn đã xoay chiều suy nghĩ và lựa chọn một thực đơn ngắn gọn, tiêu chuẩn hóa món ăn và tập trung vào các nhóm thức ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Đặc điểm chung của thực khách là luôn đòi hỏi cao về chất lượng, mùi vị món ăn nhưng giá phải rẻ. Trong khi đó, một menu dài lê thê khiến nhiều khách hàng nghĩ món ăn đại trà, chất lượng kém, không đảm bảo độ tươi ngon.

Việc thu hẹp menu này sẽ giúp khách hàng dễ nhớ, không mất quá nhiều thời gian để lựa chọn, không cảm thấy lúng túng trước một “rừng các món ăn” và quan trọng hơn cả họ sẽ bỏ qua định kiến “menu dài = chất lượng giảm”

thuc-don-cong-cu-tiep-thi-nha-hang-uu-viet

Nói không với lỗi chính tả

Khi bạn đọc văn bản mà thấy lỗi chính tả sẽ cảm thấy người soạn thảo thiếu cẩn thận, làm việc không nghiêm túc. Tương tự thế, một menu có lỗi chính tả gây mất thiện cảm với khách hàng và khiến họ đánh giá thấp tính chuyên nghiệp của nhà hàng.

Định kỳ cập nhật

Quản lý nhà hàng cần biết cách tùy chỉnh thực đơn sao cho phù hợp với từng mùa trong năm, xu hướng chọn món của thực khách, gia giảm những món ăn ít người thích và bổ sung vào thực đơn những món ăn mới có tính hấp dẫn nhằm thu hút sự tò mò, thích thú muốn khám phá của khách hàng. Đồng thời, bạn cũng cần liên tục cập nhật giá cho phù hợp với thị trường và tiêu chí của nhà hàng.

Bí quyết lên thực đơn thành công

Hiểu được thực khách của bạn

Một quản lý nhà hàng giỏi cần hiểu rõ nhu cầu thị trường, những nhóm thực khách khác nhau cùng sở thích của họ. Đây cũng chính là cách giúp bạn lên được thực đơn thành công. Để làm được điều đó, bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

  • Họ là ai?

Có rất nhiều nhóm thực khách khác nhau, và họ cũng có những đòi hỏi không giống nhau. Bạn hãy lên thực đơn dựa vào sở thích ăn uống và ngân sách họ sẵn sàng bỏ ra cho mỗi lần ăn ngoài.

  • Tại sao khách hàng lại đi ăn ngoài?

Nhiều khách hàng lựa chọn ăn ngoài vì cuộc sống của họ ngày càng bận rộn. Việc đi chợ, nấu ăn, rồi dọn dẹp sẽ lấy đi khoảng thời gian nghỉ ngơi ít ỏi của họ. Do đó, họ phải tìm những quán ăn thuận tiện và phù hợp với khẩu vị. Bạn hãy đưa ra những món ăn chất lượng cùng với cung cách phục vụ nhanh nhẹn để thu hút nhóm khách hàng này.

  • Thời điểm nào họ hay đi ăn ngoài?

Thật khó để xác định thời điểm cụ thể khách hàng lựa chọn ăn ngoài, nhưng đa phần là vào giờ ăn trưa hoặc tối. Ngoài ra, thực khách ăn ngoài vào những dịp hội họp, ăn mừng, họp mặt gia đình, tiếp khách, hẹn hò lãng mạn hay những bữa ăn khuya. Hãy đảm bảo thực đơn nhà hàng có nhiều món để phục vụ những dịp như vậy.

  • Khách hàng ăn gì?

Hãy làm đa dạng thực đơn của nhà hàng với những mục riêng phục vụ các bữa ăn trong ngày khác nhau. Ví dụ, tạo set menu phục vụ ăn trưa, hay thay đổi món chính trong thực đơn buổi tối để phục vụ khách hàng tốt nhất.

thuc-don-cong-cu-tiep-thi-nha-hang-uu-viet1

Khả năng cung cấp món ăn

Hãy đảm bảo rằng nhà bếp của bạn hoạt động trơn tru. Khi lên thực đơn hãy cân nhắc kỹ về diện tích nhà bếp, trang thiết bị nấu nướng, cùng kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên bếp, bàn. Quản lý nhà hàng cũng cần đảm bảo chuẩn bị tốt số lượng và chất lượng thức ăn sẽ cung cấp cho khách hàng trong giờ cao điểm.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa các món ăn

Việc am hiểu đặc tính của những loại thực phẩm khác nhau và kết hợp chúng môt cách hoàn hảo sẽ giúp bạn tạo ra những món ăn thơm ngon, độc đáo. Hãy chú ý đến sự kết hợp vị giác, hình thức và kết cấu món ăn, nhiệt độ và phương pháp chế biến.

Đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm

Một menu tốt cần luôn đảm bảo được độ tươi ngon của món ăn. Hãy lựa chọn thực phẩm theo mùa, thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn để tạo ra những món đặc biệt cho khách hàng của mình. Bạn cũng nên hợp tác với những nhà cung cấp thực phẩm đáng tin cậy, vì họ chính là người quyết định chất lượng nguyên liệu món ăn của nhà hàng.

thuc-don-cong-cu-tiep-thi-nha-hang-uu-viet2

Chi phí thực phẩm

Việc tính chi phí chính xác cho từng món ăn trong thực đơn của bạn nhằm tạo ra sự cân bằng về chất lượng, chi phí thực phẩm và đồng thời giúp bạn tăng thêm lợi nhuận.

Tính toán chi phí chính xác cho từng món ăn trong thực đơn giúp bạn tạo ra sự cân bằng về chi phí thực phẩm, chất lượng món ăn, và lợi nhuận thu về. Mục tiêu chi phí thức ăn thường khoảng 30 - 32% giá bán. Ngoài ra, đào tạo đội ngũ nhân viên có kỹ năng nghiệp vụ cao cũng là một cách giúp nhà hàng tiết kiệm được nhiều chi phí.

Tạo chủ đề mới

nguyen ngoc tram
tramtram
45 bài | 995 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn