Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom khác
>
Kinh nghiệm

8 gạch đầu dòng cần nhớ khi kinh doanh nhà hàng

31.08.2015, 04:24 PM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 4,869
Tag: Setup nhà hàng, tư vấn nhà hàng, kinh doanh nhà hàng, quản lý nhà hàng, Smart Goal
8 gạch đầu dòng cần nhớ khi kinh doanh nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng không phải việc gieo xúc xắc, đừng lặp lại sai lầm của những người đã nhảy vào kinh doanh và phá sản chỉ vì thiếu hiểu biết. Hãy cùng Smart Goal điểm qua 8 chú ý khi mở nhà hàng để xem bạn đã sẵn sàng cho công việc thú vị này chưa nhé!

1. Đam mê và có kiến thức về ngành kinh doanh

Đừng nghĩ bạn kinh doanh nhà hàng thì chỉ cần quản lý công việc chung mà không phải quản lý chuyên môn của từng nhân viên. Đầu tiên, hãy tự rèn luyện mình với các công việc chế biến món ăn, pha cafe, trà hoặc bất kỳ đồ uống nào nhà hàng bạn có. Thành thạo từng công việc trong mỗi khâu sẽ giúp bạn kiểm soát tốt mỗi quy trình trong kinh doanh.

Hãy hiểu biết những gì bạn đang làm, học hỏi tất cả về các sản phẩm, đặc tính của từng nguyên liệu và cách kết hợp chúng, cách chế biến thường dùng. Những công việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ những yêu cầu của từng vị trí, từ đó có thể phân phối công việc hiệu quả hơn. Sau đó, hãy chia sẻ kiến thức và niềm đam mê của mình với nhân viên. Vì nếu họ không có cùng đam mê với bạn, họ sẽ không dốc hết sức làm việc.

2. Chú trọng tìm địa điểm kinh doanh

Quản lý nhà hàng phải đặc biệt xem trọng yếu tố này. Bởi khi các nhà hàng ngày một nhiều hơn thì thị trường cũng càng gần điểm bão hoà, các sản phẩm, dịch vụ mang lại gần như tương tự nhau. Do đó, khách hàng hiện có xu hướng đề cao tính tiện lợi.

– Bạn cần phải cân nhắc thật kỹ địa điểm muốn mua hoặc thuê để mở nhà hàng. Bên cạnh đó, nhà quản lý nên xem xét các vấn đề như chủ nhà, yêu cầu đặt cọc cũng như thời hạn thuê nhà. Những chi phí cho địa điểm phải tính toán cân đối với điều kiện tài chính của bạn.

– Hãy tìm một chỗ đỗ xe quanh đó, quan sát lưu lượng tham gia giao thông vào những thời điểm nhất định trong ngày. Bạn nên thực hiện vào nhiều khung giờ cao điểm trong vài ngày để tính lượng khách hàng tiềm năng.

– Hãy đặt câu hỏi: trong những người ngang qua, liệu có bao nhiêu người muốn và sẵn sàng dừng lại, vào nhà hàng trước khi đi làm hay trên đường tan sở? Liệu có biển báo dừng hay cột đèn giao thông gần chỗ bạn? Hoặc nơi này liệu có đủ chỗ đỗ xe? Những tính toán chi tiết này sẽ giúp tạo sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.

Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu các hàng quán xung quanh. Nếu gần đó từng có nhà hàng phải phá sản hay chuyển địa điểm kinh doanh, bạn cũng nên nghiên cứu lý do họ thất bại. Rút kinh nghiệm từ thất bại luôn là những bài học sâu sắc nhất.

3. Lên danh sách những người trợ giúp setup nhà hàng

Đầu tiên, bạn cần một người am hiểu lĩnh vực luật pháp để có thể trợ giúp như hợp đồng thuê nhà, giấy tờ vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh nhà hàng,… Tiếp đó, hãy tìm một kế toán có kinh nghiệm để quản lý việc tài chính và tư vấn về các loại thuế phải nộp. Những vấn đề liên quan đến tài chính và luật pháp rất phức tạp, luôn thay đổi, do vậy hãy nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia. Bạn sẽ tiết kiệm thời gian để có thể quản lý những công việc khác. Tất nhiên, bạn cũng sẽ cần những trợ giúp khác, nên ưu tiên cho hai lĩnh vực trên.

Tạo chủ đề mới

nguyen ngoc tram
tramtram
45 bài | 1,013 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn