7 gợi ý đặt tên cho cửa hàng của bạn
19.08.2015, 09:27 AMBạn thích bài viết này?
1. Đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân:
– Đây là lựa chọn này thường thấy của các cửa hàng bé, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, rất nhiều cửa hàng lớn trên thế giới có nguồn gốc tên cửa hàng từ tên cá nhân. Có một số cách đặt tên theo tên cá nhân như sau:
– Đặt theo tên chủ cửa hàng- Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập nhà hàng
– Đặt tên bằng tên của những người thân
2. Đặt tên cửa hàng theo địa danh: đây là một cách đặt tên rất truyền thống được sử dụng để nhấn mạnh tính bản địa của cửa hàng giúp nhà hàng có lợi thế khi phục vụ tại thị trường địa phương hoặc trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng sẽ được đánh giá cao khi có người gốc xuất xứ tại đây. Một vài cách đặt tên theo phương pháp này như:
– Lấy địa danh làm tên chính: Bất động sản Thăng Long, Nhà đất Thủ Đô, Bia Hà Nội,…
– Lấy địa danh nổi tiếng về loại sản phẩm đang kinh doanh: Bún bò Huế, Vịt cỏ vân đình, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên,…
– Lấy tên ghép của các quốc gia: Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Đức,…
– Lấy tên địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ: Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An,…
3. Đặt tên cửa hàng bằng những từ viết tắt: đây là cách mới nhưng được quản lý nhà hàng tại Việt Nam ưu ái. Có một số cách đặt tên như sau:
– Viết tắt tên địa danh và ngành nghề: Vinaconex, Viglacera, Vinamilk, Habeco, Sabeco.
– Viết tắt từ tên công ty đầy đủ:
– Lấy các chữ cái đầy tiên của tên: ACB ( Ngân hàng Á Châu), ICP (Internation Consumer Product),…
4. Đặt tên cửa hàng gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh:
Có rất nhiều cửa hàng sử dụng phương pháp này để đặt tên cửa hàng. Vì dường như nó hiển nhiên, tên một cửa hàng phải gợi đến lĩnh vực mà nó hoạt động. Cách đặt tên này sẽ không hiệu quả nếu bạn ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh. Tên này chỉ hiệu quả khi ngành hàng của bạn còn mới và ít đối thủ tham gia.
5. Đặt tên cửa hàng bằng tính từ:
Đây là một trong những phương pháp đặt tên được sử dụng nhiều nhất trong thực tế. Nó phản ánh những ước vọng của người chủ khi tham gia kinh doanh nhà hàng. Những tên loại này thường được đặt theo:
– Gợi lên sự may mắn, thành công: Nhà đất Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt,…
– Gợi lên uy tín, tin cậy: Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng…
– Gợi lên khát vọng dẫn đầu: Tiên Phong, Tiến Bộ,…
– Gợi lên triết lý kinh doanh: Hòa Bình, Hiệp Phát,…
6. Đặt tên cửa hàng theo các danh từ gợi nhắc
Đôi khi một danh từ gợi nhắc lại có thể được sử dụng rất hiệu quả để đặt tên cho công ty.
– Lấy cảm hứng từ các vị thần trong thần thoại: Vệ Nữ, Mặt Trời, Venus, Panora, Zeus Spa,…
– Một trong các hành tinh trong thái dương hệ: Sao Kim, Sao Thủy, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai,…
– Một trong các loài hoa: Công ty truyền thông Hướng Dương, Hoa Hồng, Công ty mỹ phẩm Cẩm Tú, thời trang Salla (tên 1 loài hoa hồng), Giấy đa năng Rosalia,…
– Lấy cảm hứng từ loài vật: BiaTiger (hổ), Eagle (đại bàng), Nước tăng lực Redbull, Mỳ Gấu đỏ,…
– Lấy tên theo một danh lam thắng cảnh: Khách sạn Bài Thơ, Phú Bài…
– Lấy cảm hứng từ văn học: Mộng Mơ, Casanova,…
7. Đặt tên cửa hàng bằng Ngoại ngữ.
Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng Việt Nam và đặc biệt là các cửa hàng còn trẻ tuổi. Sử dụng ngoại ngữ đặt tên cho làm cho cửa hàng trở nên hiện đại và mới mẻ hơn.
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Bí quyết làm hài lòng thực khách quản lý nhà hàng cần biết
473,690 lượt xem -
Làm thế nào để khử andehit trong rượu?
108,260 lượt xem -
Những trường hợp túi khí xe không bật
20,568 lượt xem -
Khi nào có thể xảy ra nổ bình gas?
16,853 lượt xem -
Giải pháp cho những tân binh kinh doanh nhà hàng
15,619 lượt xem -
Cách đuổi kiến hiệu quả trong gia đình
15,162 lượt xem