Tại sao viêm loét dạ dày lâu lành?
28.03.2015, 11:31 PMBạn thích bài viết này?
Nghịch lý nổi bật trong bệnh viêm loét dạ dày là tuy không thiếu thuốc nhưng số bệnh nhân chỉ tăng chứ không giảm! Đáng nói hơn nữa là trường hợp tái phát cũng tăng cho dù bệnh nhân được điều trị đúng bài bản, mặc dù người bệnh tuân thủ y lệnh. Viêm loét dạ dày rõ ràng sở dĩ chiếm thế thượng phong vì nhiều yếu tố bất lợi khiến vết loét khó lành.
Niêm mạc dạ dày không vô cớ bỗng viêm rồi loét. Nói chung, nguyên nhân sinh bệnh là do mất quân bình giữa công và thủ trong chức năng tiêu hóa của dạ dày. Chất chua trong dạ dày, còn gọi là dịch vị, có nhiệm vụ tán nhuyễn thức ăn trước khi đưa xuống ruột non. Chất này rất hăng nên nếu không tìm thấy thức ăn sẽ xoay qua tấn công niêm mạc dạ dày! Nếu vì lý do nào đó, vì lao tâm, lao lực, stress, bội nhiễm, bội thực, rượu, bia, ăn uống thất thường... khiến chất chua được bài tiết quá mức, quá nhiều khi không có nhu cầu tiêu hóa thì dạ dày dễ viêm. Nếu màng nhầy che chở niêm mạc dạ dày lại quá mỏng vì gia chủ nay đau mai yếu thì bao tử dễ loét. Hội đủ cả hai điều kiện éo le thì sớm muộn cũng xuất hiện vùng viêm tấy rồi sau thành vết loét nơi nào mặt trận hở sườn, chẳng hạn ở vùng tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản do cấu trúc mong manh. Chuyện lúc đầu nhỏ nhưng khó tránh xé ra to nếu không có cách khắc phục mâu thuẫn ngay từ trong trứng nước.
Nhưng nếu dựa vào đó để chọn cách trung hòa chất chua, như với các loại thuốc thông thường thuộc nhóm kháng toan, thì đó là giải pháp hạ sách! Thiếu chất chua, hay tuy có mà như không vì bị thuốc ức chế hoạt tính, thì rối loạn biến dưỡng không mời cũng đến. Muốn trị bệnh dạ dày cho khéo, muốn bệnh ít tái phát, cần lưu ý yếu tố tăng cường nội lực bằng các hoạt chất chủ động bảo vệ niêm mạc dạ dày để dịch vị tiếp tục làm việc cho đúng chức năng nhưng không hại bao tử. Đó chính là mặt mạnh của các cây thuốc Đông Y với tác dụng vừa kháng toán, vừa bảo vệ niêm mạc, vừa làm lành vết loét, như nghệ.
Bên cạnh tình trạng niêm mạc dạ dày khó lành vì dùng thuốc theo kiểu gió chiều nào ráng che chiều nấy, đừng quên bàn tay phá hoại ngấm ngầm của vi khuẩn Helicobacter pylori khiến bệnh dễ tái phát. Đúng là thầy thuốc đang có sẵn phác đồ điều trị kinh điển với thuốc kháng sinh đặc hiệu. Nhưng hiệu quả lại không hẳn lúc nào cũng như mong muốn vì nhiều người ở xứ mình đã lờn thuốc kháng sinh! Thêm vào đó không ít bệnh nhân vì tổng trạng đã suy yếu do bệnh mãn tính nên quá mệt khi dùng thuốc, mệt đến độ không thể theo đuổi đến hết liệu pháp. Hậu quả tất nhiên là tiền mất tật mang!
Đáng tiếc cho người bệnh là các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều cây thuốc có tính kháng khuẩn Helicobacter tuy hòa hoãn hơn về tiến độ nhưng với hiệu quả không kém thuốc đặc hiệu. Một trong các dẫn chứng điển hình cũng chính là nghệ. Áp dụng dược thảo vừa có tính kháng khuẩn vừa bảo vệ niêm mạc dạ dày chính là đáp án an toàn và hợp lý, nhất là khi dược thảo có thể được phối hợp với thuốc đặc hiệu để thu ngắn liệu trình, nghĩa là giảm thiểu phí tổn và phản ứng phụ.
Chính vì bỏ sót vài chuyện nhỏ mà viêm loét dạ dày tá tràng đã từ lâu có mặt trong danh sách bệnh thời đại. Cũng chính vì vậy mà đau bao tử tuy không nan y nhưng... khó chữa.
Tổng hợp
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Bí quyết làm hài lòng thực khách quản lý nhà hàng cần biết
473,688 lượt xem -
Làm thế nào để khử andehit trong rượu?
108,258 lượt xem -
Những trường hợp túi khí xe không bật
20,566 lượt xem -
Khi nào có thể xảy ra nổ bình gas?
16,852 lượt xem -
Giải pháp cho những tân binh kinh doanh nhà hàng
15,617 lượt xem -
Cách đuổi kiến hiệu quả trong gia đình
15,160 lượt xem