Chăm sóc sức khỏe bằng thực phẩm
26.03.2015, 10:28 AMBạn thích bài viết này?
Tháng 1: Dưỡng Thận phòng lạnh
Nguyên tắc dưỡng sinh: Thu đông dưỡng Âm, dưỡng Thận phòng lạnh.
Chú ý rèn luyện: Đi tản bộ nhiều, chạy chậm... đồng thời chú ý giữ ấm để phòng ngừa bệnh về đường hô hấp.
Lưu ý trong ăn uống: Bồi bổ hợp lý có thể kịp thời bổ sung khí huyết, ăn nhiều thịt dê, thịt gà, ba ba, hạnh nhân, táo, nhãn, khoài từ, hạt sen, hoa bách hợp, hạt dẻ... Các loại đồ ăn này có công hiệu bổ tỳ vị, ôn thận dương, kiện tỳ tiêu đàm, khỏi ho bổ phổi. Nếu thể chất có thân nhiệt nóng, dễ dàng phát hỏa có thể bồi bổ ít hơn, ăn nhiều ít là tùy thể trạng. Kỵ hết thảy vật lạnh, như kem ly, thực phẩm sống, nguội.
Tháng 2: Dương khí sinh sôi, mùa xuân thích hợp ủ ấm
Nguyên tắc dưỡng sinh: Xuân hạ dưỡng thương, thích hợp ủ ấm vào mùa xuân.
Sinh hoạt thường ngày: "Lập xuân mưa đến, dậy sớm ngủ muộn", sau lập xuân khí hậu vẫn đang khô ráo, bổ sung nước cũng là điều cần thiết.
Lưu ý trong ăn uống: Ăn nhiều thức ăn cay ấm, như táo, đậu, hành tây, rau thơm, đậu phộng, rau hẹ, tôm... Kỵ đồ quá cay. Mùa xuân dương khí mới sinh, nên ăn chút ít đồ cay ngọt, không nên ăn chua. Bởi vì vị chua ứng với tạng gan, có tính kìm nén lại, bất lợi đối với sinh sôi dương khí và tiết ra can khí, ăn uống bồi bổ cần phải cung cấp chỗ tốt cho tạng phủ.
Tháng 3: Ngủ trễ dậy sớm, ăn ngọt dưỡng gan
Nguyên tắc dưỡng sinh: Xuân hạ dưỡng thương, xuân dưỡng gan.
Lưu ý trong ăn uống: Nên ăn nhiều đồ vị ngọt, như táo, cơm cháy, khoai từ, rau hẹ, cải bó xôi, cây tề thái, thịt gà, gan gà... Ít ăn các thức nhiều chua như cà chua, chanh quýt... Mùa xuân thích hợp ăn nhiều loại đồ ăn có thể ôn bổ Dương khí. Dược Vương Tôn Tư Mạc đời nhà Đường nói: "Mùa xuân nên ít ăn đồ chua, ăn nhiều đồ ngọt, dùng dưỡng Tỳ khí". Trung y cho rằng tỳ khí là vốn cho hậu thiên, mùa xuân ứng tạng gan, can khí vượng có thể làm tổn thương Tỳ, cho nên mùa xuân phải chú ý ăn nhiều thức ăn ngọt, ít đồ chua để dưỡng Tỳ.
Tháng 4: Điều tiết âm dương
Nguyên tắc dưỡng sinh: Bổ thận, điều tiết Âm Dương.
Dưỡng sinh then chốt: Bảo trì tâm tình thoải mái, lựa chọn động tác nhu hòa, trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, như đi chơi trong tiết thanh minh, tập thể dục, tập Thái Cực Quyền, tập thiền định... Phương diện bồi bổ ẩm thực, cần đúng giờ đúng lượng, tránh rượu chè ăn uống quá độ.
Lưu ý trong ăn uống: Ăn nhiều cải bó xôi, cây tề thái, hành tây, hoa quả, khoai từ, câu kỷ tử, thịt thỏ; ăn ít đồ ăn quá cay, nhiều mỡ, thức ăn lạnh, như ớt, thịt mỡ, cá, tôm...
Tháng 5: Chú ý tạng Tim
Nguyên tắc dưỡng sinh: Trung y luận rằng: "Lập hạ" trước sau lợi cho hoạt động sinh lý của tạng Tim. Vào lúc chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ, mọi người cần thuận theo biến hóa của thời tiết, trọng điểm chú ý tạng Tim.
Điều dưỡng tinh thần: "Lập hạ", trên tinh thần bảo trì tâm tình hài lòng, tránh quá vui quá giận làm suy giảm tâm dương.
Lưu ý trong ăn uống: Nên ăn nhiều đồ ăn thanh nhiệt lợi ấm, như đậu đỏ, ý dĩ nhân, đậu xanh, bí đao, mướp dây, cần tây nước, nấm mèo, ngó sen, cà chua, dưa hấu, khoai từ... Kiêng đồ ăn quá ngọt, quá cay, như mỡ động vật, các loài cá biển tanh, hành tây, tỏi, ớt.
Tháng 6: Ngủ trễ dậy sớm
Nguyên tắc dưỡng sinh: Chú ý tăng cường thể chất, tránh phát sinh bệnh tật trong mùa, như cảm nắng, viêm tuyến nước bọt, thủy đậu.
Lưu ý trong ăn uống: Lấy thức ăn thanh bổ làm nguyên tắc. Nên ăn các loại rau quả, các loại đậu, hoa quả... như lê, mướp đắng, dưa hấu, vải xoài, đậu xanh, đậu đỏ... Kỵ thức ăn quá cay, nhiều mỡ.
Tổng hợp
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,325 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,053 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,979 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,924 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,384 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,729 lượt xem