Thực phẩm điều hòa huyết áp
01.05.2015, 09:07 PMBạn thích bài viết này?
Cao huyết áp là một bệnh lý mạn tính và phổ biến trong xã hội hiện nay, bệnh chủ yếu thường do lối sống, cách sinh hoạt ăn uống không điều độ dẫn đến thừa cholesterol trong máu, lâu ngày dẫn đến biến chứng tim mạch, tiểu đường và trong đó có cao huyết áp.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ còn gọi là nấm tai mèo hay nấm mèo, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, sáng mắt. Thường được sử dụng chữa chứng nhiệt lỵ, trĩ, đau răng.
Mộc nhĩ được xem là một loại rau khô, sử dụng nhiều trong việc chế biến thực phẩm, như xào với các loại rau, thịt, làm nhân bánh mặn ( như bánh khoai vạc chiên...).
Thành phần dinh dưỡng của mộc nhĩ tính theo g%: protid 10,6; lipid 0,2; glucid 65; cellulose 7 và theo mg%: Ca 357; P 201; Fe 56,1; vitamin B1 0,15.
Ngày nay, người ta biết mộc nhĩ còn có tác dụng ức chế quá trình ngưng tụ tiểu cầu, chống đông máu làm nghẽn mạch và ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng huyết quản.
Với tính năng dưỡng huyết và hoạt huyết, nấm mèo đen là thực phẩm quý giá có tác dụng giảm cholesterol trong máu và cải thiện hoạt động tuần hoàn máu, rất tốt đối với người mắc bệnh cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não bộ.
Một số nghiên cứu gần đây cho biết nấm mèo còn có tác dụng giúp làm giảm lượng đường trong máu và phòng ngừa ung thư biểu bì.
Tuyết nhĩ
Tuyết nhĩ tức mộc nhĩ trắng, còn được gọi là ngân nhĩ, bạch bối mộc nhĩ (nấm mộc nhĩ có lưng màu trắng), tên khoa học Trenella fucifomis Berk, thuộc họ Ngân nhĩ (Trenellaceae).
Tuyết nhĩ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với lượng đạm 10%, chất cacbonhydrat 65%, các chất khoáng như Ca, Na, K, O, Fe..., ngoài ra còn có vitamin E.
Theo đông y, tuyết nhĩ có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị. Tác dụng bổ âm, nhuận phế, ích vị, sinh tân dịch, trừ đàm uất, lợi tiêu hóa. Thường được dùng trị phế táo nhiệt, ho khan, ho ra máu, đàm có lẫn máu, chảy máu cam, táo bón, suy nhược do phế thận âm hư. Ngày nay được dùng trị huyết áp cao, xơ vữa động mạch.
Liều dùng 10 - 20g, dạng thuốc sắc hoặc làm thực phẩm (nấu chè, súp...)
Vì thịt nấm là một chất keo nên tùy vào độ ngậm nước mà ở dạng khô hoặc ở trạng thái trương nước (như khi còn tươi hoặc khi ngâm trong nước), hai trạng thái này có thể chuyển đổi cho nhau. Do đó, khi lỡ ngâm tuyết nhĩ trong nước nhưng lại không dùng tới, bạn có thể vớt ra, đem phơi khô để giữ lại trạng thái cũ.
Tổng hợp
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Nuôi con bằng sữa mẹ - Tác hại của sữa bột
21,689 lượt xem -
Các mẹo nhỏ giúp bếp không thành bãi chiến trường sau khi nấu ăn
19,558 lượt xem -
Khám phá món ăn ít calo cho người muốn giảm cân
19,381 lượt xem -
Loại bỏ độc tố trong trai, hến cực kỳ đơn giản
18,967 lượt xem -
Bài thuốc dân gian chữa lang ben
18,402 lượt xem -
Những món ăn vặt bổ dưỡng tại bàn làm việc
16,615 lượt xem