Bị bệnh thủy đậu có phải kiêng tắm, kiêng ăn?
10.05.2015, 09:49 PMBạn thích bài viết này?
PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bây giờ đang vào mùa thủy đậu nên ngày nào cũng có bệnh nhân đến khám tại Khoa, đặc biệt là các cháu đến tuổi đi học, thỉnh thoảng có trường hợp bị thủy đậu ở lứa tuổi bé hay bệnh nhân lây từ mẹ sang con. Vì triệu chứng nhẹ nên có thể cho bệnh nhân về nhà để chăm sóc và điều trị.
Triệu chứng
Thời kỳ khởi phát bệnh giống như cảm mạo: phát sốt, đau đầu, ho hen, hắt hơi, buồn phiền, không muốn ăn uống, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc sác. Phát sốt một vài ngày thì ở đầu, mặt và chân tóc xuất hiện nốt phỏng đỏ lớn nhỏ bằng hạt gạo, sờ vào vướng tay. Tiếp đó, mình mẩy chân tay cũng lần lượt xuất hiện nốt (tay chân ít nốt hơn). Thậm chí có những cháu bị mọc ở miệng. Thông thường bệnh kéo dài từ 5 đến 6 ngày và diễn biến nhẹ.
Trong trường hợp biến chứng nặng thường gặp ở những cơ thể bị suy giảm miễn dịch khi sử dụng thuốc corticoid kéo dài chữa các bệnh như: thận hư, bệnh thấp khớp hoặc những bệnh nhân bị bệnh ung thư.
Biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Những người bị biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên cho dù được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não...
Cách chăm sóc và điều trị
PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết: việc điều trị bệnh thủy đậu rất đơn giản và chỉ cần điều trị triệu chứng. Tức là nếu bệnh nhân bị sốt cao nên cho uống thuốc hạ sốt. Trước kia, người bị bệnh thủy đậu thường kiêng gió, kiêng nước nhưng ngày nay với tiến bộ khoa học hiện đại, vẫn khuyên bệnh nhân tắm, gội bình thường, không kiêng. Bệnh nhân nên tắm bằng xà phòng cho sạch sẽ các vết thương và sau đó bôi một số thuốc mỡ kháng virus, chẳng hạn như Acyclovir.
Về chế độ ăn uống, người bị bệnh thủy đậu ăn uống bình thường, không kiêng loại thức ăn gì. Bệnh nhân ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn rau xanh và uống nước để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị bệnh thủy đậu, phải có bé nghỉ học để tránh lây lan ra cộng đồng.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thủy đậu là cho trẻ đi tiêm phòng vaccine thủy đậu. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Vaccine đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao (trên 97%) và kéo dài trong suốt cuộc đời. Hầu hết các trẻ đã tiêm phòng vaccine thủy đậu thì không mắc bệnh. Việc tiêm chủng được thực hiện theo yêu cầu, lịch trình của chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo đó, tiêm mũi 1 cho mọi đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên; tiêm mũi 2 nhắc lại cách mũi 1 thời gian là 6 tuần trở đi (không được tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần). Lưu ý không tiêm vaccine thuỷ đậu cho phụ nữ đang mang thai. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi) nên tiêm vaccine thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thủy đậu là một bệnh lành tính (nhẹ hơn sởi) nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não....
Tổng hợp
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,321 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,044 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,966 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,917 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,372 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,718 lượt xem