Mẹo chữa hóc xương cá tức thì
03.11.2015, 10:23 PMBạn thích bài viết này?
1. Hóc xương cá có nguy hiểm không?
Có nhiều trường hợp bị hóc xương to, nhọn, xương lạc vào lồng ngực gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch… Những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
2. Hóc xương cá phải làm sao?
Nhiều người có thói quen khi bị hóc xương cá thì ăn một miếng cơm to hoặc nuốt thức ăn để xương theo đồ ăn trôi xuống.
Cách này nếu có thành công thì cũng do may mắn nhưng rủi ro rất cao vì xương có thể cắm sâu hơn vào họng hoặc rơi xuống thấp hơn khiến rất khó xử lý.
Khi bị hóc xương cá, việc bạn cần làm là cố gắng ngừng động tác nuốt vì có cố nuốt cũng không trôi được dị vật mà xương còn có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương.
Hãy cố gắng càng nôn ọe sớm càng tốt nhưng tránh móc họng vì làm như vậy sẽ gây nôn nhiều, dịch axit từ thực quản có thể làm cháy thanh quản, phù nề hoặc khiến người bệnh khó thở.
Những xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản rất lớn nên cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh những trường hợp nguy hiểm.
Nếu bạn chắc chắn đó là xương nhỏ và vị trí bị hóc nằm ở cổ họng thì có thể tự xử lý ở nhà theo những cách bên dưới.
3. Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà
Có rất nhiều mẹo chữa hóc xương cá nhưng tại đây chúng tôi chỉ mách bạn những cách đơn giản, dễ thực hiện nhất, nguyên liệu cũng dễ kiếm hoặc có ngay trong nhà bạn.
– Chữa hóc xương cá bằng vỏ cam hoặc miếng chanh nhỏ: Khi bị hóc xương cá, bạn có thể ngậm trong miệng một miếng vỏ cam hoặc miếng chanh đã lấy hạt. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
– Chữa hóc xương cá bằng vitamin C: Ngậm một viên vitamin C cũng có thể khiến miếng xương cá bị mềm và tan ra.
– Chữa hóc xương cá bằng tỏi và đường: Khi bị hóc xương bạn có thể lấy một nhánh tỏi đã bóc vỏ nhét vào lỗ mũi bên trái (nếu vị trí chỗ bị hóc ở bên phải) hoặc ngược lại.
Sau đó ngậm một chút đường cho tan dần trong miệng. Miếng xương cá cũng sẽ tự trôi đi.
Nguồn: Sưu tầm
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,233 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
66,969 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,854 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,836 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,269 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,617 lượt xem