5 sai lầm thường gặp trong quá trình setup nhà hàng
27.08.2015, 03:45 PMBạn thích bài viết này?
Kinh doanh nhà hàng hiện đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi lợi nhuận mang về cao. Song không phải ai cũng có thể tồn tại trên thị trường cạnh tranh ác liệt này. Đây là một cuộc chơi khó đòi hỏi bạn phải có sự tính toán chi ly và đầu tư nhiều tâm huyết. Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều rủi ro không lường trước.
Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp trong quá trình setup nhà hàng của những quản lý không chuyên.
Thiếu định hướng kinh doanh nhà hàng
Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh nhà hàng, bạn - một quản lý nhà hàng đã từng công tác trong lĩnh vực này hay một tay ngang cũng nên biết yếu tố quan trọng nhất để phát triển nhà hàng chính là xác định đúng phương hướng kinh doanh của nhà hàng. Vậy định hướng kinh doanh nhà hàng là gì?
Định hướng kinh doanh nhà hàng có thể hiểu là bản kế hoạch kinh doanh phác thảo tầm nhìn và mục đích kinh doanh của bạn. Ngoài ra, định hướng kinh doanh sẽ giúp bạn quản lý điều hành công việc tốt hơn và đi đến chỗ thành công.
Bạn có một ý tưởng táo bạo nhưng thiếu khả thi? Chỉ có tính khả thi thì ý tưởng có thành hiện thực được không? Hay những ý tưởng đó có sinh lợi nhuận không? Câu trả lời sẽ có trong bản kế hoạch kinh doanh nếu bạn bỏ thời gian và công sức ra tìm hiểu và soạn thảo một bản kế hoạch chi tiết.
Trong suốt quá trình thiết lập một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn buộc phải suy nghĩ cẩn thận và luôn giữ cái nhìn khách quan, thận trọng, không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của mình.
Ngoài ra, bản kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn thấy trước những rủi ro, thách thức xảy ra trong quá trình setup nhà hàng, và giúp bạn tìm được hướng giải quyết trước khi quá muộn. Hay nói cách khác, kế hoạch kinh doanh chi tiết có thể ngăn ngừa bạn lún sâu vào dự án không có khả năng thành công.
Thông thường một bản kế hoạch kinh doanh cần đáp ứng đủ 7 điều sau:
- Giới thiệu chung về nhà hàng
- Phân tích thị trường
- Chiến lược tiếp thị
- Quản lý - điều hành
- Phân tích đầu tư
- Kế hoạch mở rộng
- Dự án tài chính
Để thiết lập bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh bạn có thể tham khảo bài viết: Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng.
Thiếu chiến lược marketing
Quảng cáo là một phần không thể thiếu trong kế hoạch setup nhà hàng. Đó là việc bạn xây dựng thương hiệu nhà hàng trên các kênh thông tin truyền thông như: Báo chí, truyền hình, website, các mạng xã hội. Bạn có thể sử dụng kiểu tiếp thị truyền thống, marketing online hoặc kết hợp cả hai cách trên.
Việc marketing đòi hỏi có chiến lược cụ thể, rõ ràng và dài hạn. Và yếu tố quan trọng trong chiến lược quảng cáo là xác định được thị trường mục tiêu. Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Do đó, người quản lý chỉ nên nhắm vào 5 - 10% thị trường để có thể phục vụ một cách tốt nhất.
Dưới đây là một vài chiến lược cụ thể hóa được đúc kết từ Trưởng phòng Marketing tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Dịch vụ Nhà Hàng Smart Goal.
#1: Tăng số lượng khách hàng
Đây là bước đầu tiên để phát triển nhà hàng. Nếu không có phòng marketing riêng, nhà hàng bạn nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực quảng bá, tiếp thị để thu hút nhiều khách hàng hơn. Mục tiêu của chiến lược này là thu hút khách hàng mới đến quán và cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng cũ để họ hài lòng hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.
#2: Tăng số lượng giao dịch trung bình
Đây cũng là một phần trong chiến dịch marketing. Chào mời khách hàng một cách có hệ thống sẽ giúp nhà hàng của bạn tăng số lượng giao dịch trung bình.
#3: Tăng số lần đến nhà hàng thường xuyên của khách quen
Khi đã thiết lập được hoạt động kinh doanh thì nhiều nhà hàng không chú ý chăm sóc khách quen. Nếu không có những chiến lược hoặc quy trình marketing cơ bản để thường xuyên tạo ra những dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của số khách hàng quen thì số lần đến nhà hàng của họ sẽ giảm. Do đó, bạn cần thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với cả khách hàng mới và cũ để thúc đẩy họ thường xuyên đến nhà hàng.
Thiếu vốn
Thiếu vốn cũng là một trong những lý do chính khiến kế hoạch setup nhà hàng của bạn thất bại. Có một thực tế là nhiều chủ nhà hàng cố gắng bắt đầu việc kinh doanh với số vốn thấp nhất có thể, không đầu tư cho trang thiết bị tốt, và số tiền này chỉ đủ để họ mở cửa trong vài tháng đầu chứ không thể duy trì việc kinh doanh lâu dài.
Do đó, thay vì đầu tư lớn ngay từ đầu bạn hãy bắt đầu với những dự án nhỏ hơn, và hãy khởi nghiệp từ chính những kiến thức và kỹ năng mà bạn có. Ngoài ra, nên tránh các khoản chi không cần thiết, tận dụng quảng cáo miễn phí. Và quan trọng hơn cả, bạn hãy cố gắng hết sức, không ngại mệt mỏi giải quyết tất cả các vấn đề, quyết tâm đứng vững.
Nếu thiếu kinh nghiệm hay kiến thức nhà hàng bạn có thể nhờ tới sự tư vấn dịch vụ nhà hàng bên ngoài. Tuy nhiên, chủ kinh doanh cần có cái nhìn sáng suốt để “chọn mặt gửi vàng” đúng người. Hãy chọn lựa những người có kinh nghiệm nghề nghiệp, thâm niên công tác, tư duy nghề nghiệp sâu sắc, và đặc biệt có bản lĩnh cao. Những chuyên gia này thường đã trải qua nhiều vị trí trong ngành, thậm chí họ đã kinh doanh nhà hàng thành công. Họ chính là những người có thể tư vấn và setup nhà hàng bạn thành công.
Mặt bằng kinh doanh không thích hợp
Địa điểm tốt có thể chiếm tới 60% thành công của nhà hàng. Khi có ý tưởng và phong cách riêng cho nhà hàng, bạn nên chú trọng đến việc lựa chọn địa điểm phù hợp.
Bạn cần phải dò xét thật kỹ căn nhà muốn mua hoặc thuê để mở quán. Tốt nhất bạn nên chọn khu vực có lưu lượng giao thông cao, gần một ngã tư, một trung tâm mua sắm, các cơ quan làm việc… đếm lượng xe cộ hoặc người đi ngang qua mỗi giờ. Bạn nên thực hiện vào nhiều thời điểm như 8h sáng, 18h chiều và 20h tối trong nhiều ngày để tính lượng khách hàng tiềm năng. Bạn cũng cần tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương có liên quan đến địa điểm bạn định thuê không để tránh thay đổi về sau.
Bố trí không gian và thiết kế nội thất nhà hàng chưa phù hợp
Thiết kế không gian nhà hàng là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Thông thường nhà hàng sẽ dành 40 - 60% diện tích cho khu khách ăn, 30% dành cho khu chế biến và bếp nấu, phần còn lại là khu văn phòng và trữ hàng hóa.
Việc thiết kế nội thất cũng tạo điểm nhấn cho nhà hàng của bạn. Từ màu sơn, bàn ghế, hệ thống đèn chiếu sáng, đến những chi tiết nhỏ như ly tách, khăn ăn, hay thậm chí là thìa dĩa cũng cần phải phù hợp với phong cách nhà hàng. Ví dụ như bạn muốn mở nhà hàng Âu thì nội thất cần mang phong cách sang trọng, tinh tế. Còn nếu đối tượng bạn nhắm đến là giới trẻ các chi tiết trang trí cần tươi sáng, màu sắc và trẻ trung.
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Bí quyết làm hài lòng thực khách quản lý nhà hàng cần biết
473,690 lượt xem -
Làm thế nào để khử andehit trong rượu?
108,260 lượt xem -
Những trường hợp túi khí xe không bật
20,568 lượt xem -
Khi nào có thể xảy ra nổ bình gas?
16,853 lượt xem -
Giải pháp cho những tân binh kinh doanh nhà hàng
15,619 lượt xem -
Cách đuổi kiến hiệu quả trong gia đình
15,162 lượt xem