Zoom ngon
>
Món ngon
Đặc sản Hà Nội - Một nền ẩm thực đất Việt
14.07.2015, 11:11 AMBạn thích bài viết này?
Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Tag: đặc sản hà nội, ẩm thực,
Hà Nội là một điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách cả nước ngoài lẫn du khách Việt, nơi đây hội tụ rất nhiều địa điểm du lịch đặc sắc của nền văn hóa Đất Việt.
Phở Lý Quốc Sư, bún ốc Phủ Tây Hồ, bánh tôm Hồ Tây, bún chả Hàng Mánh, phở cuốn, bánh cốm... là những đặc sản đã trở thành thương hiệu, khiến du khách ăn một lần mà nhớ mãi. Có một điều mà nhiều người vẫn truyền tai nhau, tới Hà Nội, muốn ăn ngon thì chịu khó chui vào ngõ ngách hoặc ra các quán vỉa hè. Ở những nơi này, đúng kiểu "ngon, bổ, rẻ". Sau đây sẽ là những cái tên mang đặc trưng riêng của Hà Nội Phố:
1. Bánh Cốm:
Hương cốm làng Vòng từ lâu cũng làm nên nét quyến rũ rất riêng cho ẩm thực thủ đô. Tuy nhiên do chỉ có vào mùa thu nên bánh cốm Hàng Than là lựa chọn thay thế hoàn hảo với nhiều khách du lịch Hà Nội. Cũng làm từ những bông lúa non thơm hương đồng gió nội nhưng cốm sau khi rang, giã, sàng, sẩy phải được xào chín với đường, rồi gói vào lớp lá chuối tươi, bên trong có nhân đậu xanh vàng nhuyễn.
Là đặc sản gia truyền của Hà Nội, bánh cốm Hàng Than hấp dẫn thực khách bởi lớp cốm canh dẻo quánh bên ngoài, lớp nhân đậu xanh quyện dừa béo ngậy bên trong, thoang thoảng hương thơm tự nhiên của bưởi. Chiếc bánh nhỏ, mỏng, dẹt nhưng là món quà ý nghĩa của đất và người Hà Nội. Không chỉ biếu tặng, bánh cốm còn là đặc sản không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
2. Bún Ốc :
Món ăn dân dã, bắt nguồn từ đồng ruộng này không rõ xuất hiện ở Hà Nội từ bao giờ nhưng từ lâu đã trở thành món quà vặt được ưa thích số một. Người ta có thể ăn bún ốc cho bữa sáng, trưa hoặc tối, ăn vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời khắc mà người Hà Nội nhớ tới và thèm bún ốc nhất là trong những ngày Tết cổ truyền, khi đã chán ngấy với mâm cỗ đầy ắp cá thịt - ngấy và nhiều đạm.
Bát bún ốc luôn sặc sỡ sắc màu của cà chua chưng, những con ốc béo mỡ màng, chuối đậu vàng ươm. Hương vị là sự kết hợp ăn ý của nước dùng trong veo nhưng không kém phần béo ngậy, chua chua thanh thanh và dậy mùi dấm bỗng đặc trưng. Khi ăn, thêm chút hoa chuối thái mỏng và rau sống tươi ngon mới khiến bát bún đầy đủ hương vị.
Một lần thưởng thức bạn mới thực hiểu, không dưng mà hầu như quán bún ốc nào ở Hà Nội cũng đông khách trong suốt nhiều năm qua, dù cho cơn bão đồ ăn Tây có mạnh mẽ đến cỡ nào. Không quán hàng sang trọng, biển hiệu hoành tráng, người Hà Nội thưởng rỉ tai nhau về các địa chỉ thưởng thức món đặc sản này mỗi khi lên cơn thèm.
Nếu không quen ai là thổ địa Hà Nội, bạn có thể tự ghé một trong số các quán bún ốc nổi tiếng như quán bà Béo phố Hòe Nhai, quán bà Lương ở Khương Thượng, quán nằm trong ngõ 530 Thụy Khuê, quán Tình Quê phố Cao Đạt, ngõ chợ Đồng Xuân hay ở Phủ Tây Hồ. Tuy nhiên, giá cả ở đây cũng "chát" nhất.
3. Phở Hà Nội:
Nếu hỏi món ăn nào phổ biến nhất thủ đô thì ắt hẳn đó chính phở. Hiếm có con phố nào mà không có ít nhất một hàng phở đông khách. Dù ngày nay người ta đã nghĩ ra nhiều kiểu biến tấu như phở cuốn, phở trộn, phở áp xảo... nhưng phở kiểu truyền thống vẫn lấy lòng được nhiều thực khách nhất.
Nhà văn Thạch Lam có viết trong cuốn Hà Nội 36 Phố Phường: "Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ".
Từ những năm 1940, phở đã rất phổ biến, được bán từ cửa hàng sang trọng cho tới những quán bình dân vỉa hè chật chội. Đây được xem như món ăn "bắt buộc" mà nếu chưa từng ăn qua, coi như bạn chưa tới Hà Nội.
Qua bao nhiêu năm, phở truyền thống vẫn khiến không chỉ người đi xa mà còn du khách một lần nếm thử phải nhớ mãi. Nếu thực sự muốn tìm một quán phở ngon ở Hà Nội, bạn hãy tìm đến một trong những địa chỉ phở gia truyền như phở Thìn (Lò Đúc), phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư hay phở ngồi vỉa hè Hàng Trống, phở Sướng (Đinh Liệt)...
4. Bún Thang Hà Nội:
Nếu kể về các món bún Hà Nội đã làm nức lòng biết bao người sành ăn và cả du khách nước ngoài, chúng ta có thể liệt kê được khá nhiều. Nổi bật trong đó, bún thang như một hình ảnh tượng trưng cho một món quà thanh nhã, tinh tế bậc nhất của ẩm thực Hà thành.
Bún thang đã góp mặt trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội từ rất sớm. Sự ra đời của nó bắt nguồn từ món canh thượng thang của người Thủ đô xưa. Tận dụng các nguyên liệu truyền thống của ngày Tết như tôm khô, thịt gà, xương gà, giò lụa, trứng muối, củ cải dầm… bún thang vừa khéo làm tan biến cảm giác ngán ngấy món ăn đậm vị thịt, cá lại vừa thể hiện sự khéo léo, tiết kiệm, vun vén của những người phụ nữ Hà Nội xưa.
5. Bánh Tôm:
Tinh hoa của người Hà Nội có nhiều, nhưng có lẽ trong số ấy chúng ta cần phải nhắc đến bánh tôm Hồ Tây, đây thực sự là một nét đẹp ẩm thực được đúc kết từ sự khéo léo và sành ăn của những con người hào hoa, thanh lịch.
Ngày xưa bánh tôm Hồ Tây đã in dấu trong lứa tuổi học trò Hà Nội, các học sinh trường Chu Văn An trước đây đều biết đến hương vị bánh tôm nóng ngay trước cổng trường. Bây giờ những bà bán hàng bánh tôm không còn nữa, thời gian đã làm biến đổi rất nhiều và bánh tôm Hồ Tây cũng vậy.
Thưởng thức món bánh tôm Hồ Tây truyền thống - một đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Thăng long - Hà Nội.
Và còn rất nhiều đặc sản riêng như Bún đậu mắm tôm, Lợn mán mẹt, Lòng nướng, nem rán….
Ẩm thực Hà Nội kể cũng thật đặc biệt, cứ đi tìm theo món ăn truyền thống mà thưởng thức thì chẳng khi nào thấy chán, mỗi món ăn đều có những sự tinh tế và bí quyết riêng của nó.
Những nét văn hóa truyền thống này có ý nghĩa biết bao trong lúc người ta không khỏi choáng ngợp trước những đồ ăn thức uống từ khắp mọi nơi xô bồ tập kết về đây, những món ăn kể trên góp phần là đặc sản mang vẻ đẹp riêng của Hà Nội.
Bên cạnh đó, sức thu hút du khách đến với Hà Nội chính là kho tàng ẩm thực phong phú. Mỗi món đặc sản Hà Nội mang một hương vị rất riêng mà không nơi nào có thể có được.
Phở Lý Quốc Sư, bún ốc Phủ Tây Hồ, bánh tôm Hồ Tây, bún chả Hàng Mánh, phở cuốn, bánh cốm... là những đặc sản đã trở thành thương hiệu, khiến du khách ăn một lần mà nhớ mãi. Có một điều mà nhiều người vẫn truyền tai nhau, tới Hà Nội, muốn ăn ngon thì chịu khó chui vào ngõ ngách hoặc ra các quán vỉa hè. Ở những nơi này, đúng kiểu "ngon, bổ, rẻ". Sau đây sẽ là những cái tên mang đặc trưng riêng của Hà Nội Phố:
1. Bánh Cốm:
Hương cốm làng Vòng từ lâu cũng làm nên nét quyến rũ rất riêng cho ẩm thực thủ đô. Tuy nhiên do chỉ có vào mùa thu nên bánh cốm Hàng Than là lựa chọn thay thế hoàn hảo với nhiều khách du lịch Hà Nội. Cũng làm từ những bông lúa non thơm hương đồng gió nội nhưng cốm sau khi rang, giã, sàng, sẩy phải được xào chín với đường, rồi gói vào lớp lá chuối tươi, bên trong có nhân đậu xanh vàng nhuyễn.
Là đặc sản gia truyền của Hà Nội, bánh cốm Hàng Than hấp dẫn thực khách bởi lớp cốm canh dẻo quánh bên ngoài, lớp nhân đậu xanh quyện dừa béo ngậy bên trong, thoang thoảng hương thơm tự nhiên của bưởi. Chiếc bánh nhỏ, mỏng, dẹt nhưng là món quà ý nghĩa của đất và người Hà Nội. Không chỉ biếu tặng, bánh cốm còn là đặc sản không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
2. Bún Ốc :
Món ăn dân dã, bắt nguồn từ đồng ruộng này không rõ xuất hiện ở Hà Nội từ bao giờ nhưng từ lâu đã trở thành món quà vặt được ưa thích số một. Người ta có thể ăn bún ốc cho bữa sáng, trưa hoặc tối, ăn vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời khắc mà người Hà Nội nhớ tới và thèm bún ốc nhất là trong những ngày Tết cổ truyền, khi đã chán ngấy với mâm cỗ đầy ắp cá thịt - ngấy và nhiều đạm.
Bát bún ốc luôn sặc sỡ sắc màu của cà chua chưng, những con ốc béo mỡ màng, chuối đậu vàng ươm. Hương vị là sự kết hợp ăn ý của nước dùng trong veo nhưng không kém phần béo ngậy, chua chua thanh thanh và dậy mùi dấm bỗng đặc trưng. Khi ăn, thêm chút hoa chuối thái mỏng và rau sống tươi ngon mới khiến bát bún đầy đủ hương vị.
Một lần thưởng thức bạn mới thực hiểu, không dưng mà hầu như quán bún ốc nào ở Hà Nội cũng đông khách trong suốt nhiều năm qua, dù cho cơn bão đồ ăn Tây có mạnh mẽ đến cỡ nào. Không quán hàng sang trọng, biển hiệu hoành tráng, người Hà Nội thưởng rỉ tai nhau về các địa chỉ thưởng thức món đặc sản này mỗi khi lên cơn thèm.
Nếu không quen ai là thổ địa Hà Nội, bạn có thể tự ghé một trong số các quán bún ốc nổi tiếng như quán bà Béo phố Hòe Nhai, quán bà Lương ở Khương Thượng, quán nằm trong ngõ 530 Thụy Khuê, quán Tình Quê phố Cao Đạt, ngõ chợ Đồng Xuân hay ở Phủ Tây Hồ. Tuy nhiên, giá cả ở đây cũng "chát" nhất.
3. Phở Hà Nội:
Nếu hỏi món ăn nào phổ biến nhất thủ đô thì ắt hẳn đó chính phở. Hiếm có con phố nào mà không có ít nhất một hàng phở đông khách. Dù ngày nay người ta đã nghĩ ra nhiều kiểu biến tấu như phở cuốn, phở trộn, phở áp xảo... nhưng phở kiểu truyền thống vẫn lấy lòng được nhiều thực khách nhất.
Nhà văn Thạch Lam có viết trong cuốn Hà Nội 36 Phố Phường: "Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ".
Từ những năm 1940, phở đã rất phổ biến, được bán từ cửa hàng sang trọng cho tới những quán bình dân vỉa hè chật chội. Đây được xem như món ăn "bắt buộc" mà nếu chưa từng ăn qua, coi như bạn chưa tới Hà Nội.
Qua bao nhiêu năm, phở truyền thống vẫn khiến không chỉ người đi xa mà còn du khách một lần nếm thử phải nhớ mãi. Nếu thực sự muốn tìm một quán phở ngon ở Hà Nội, bạn hãy tìm đến một trong những địa chỉ phở gia truyền như phở Thìn (Lò Đúc), phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư hay phở ngồi vỉa hè Hàng Trống, phở Sướng (Đinh Liệt)...
4. Bún Thang Hà Nội:
Nếu kể về các món bún Hà Nội đã làm nức lòng biết bao người sành ăn và cả du khách nước ngoài, chúng ta có thể liệt kê được khá nhiều. Nổi bật trong đó, bún thang như một hình ảnh tượng trưng cho một món quà thanh nhã, tinh tế bậc nhất của ẩm thực Hà thành.
Bún thang đã góp mặt trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội từ rất sớm. Sự ra đời của nó bắt nguồn từ món canh thượng thang của người Thủ đô xưa. Tận dụng các nguyên liệu truyền thống của ngày Tết như tôm khô, thịt gà, xương gà, giò lụa, trứng muối, củ cải dầm… bún thang vừa khéo làm tan biến cảm giác ngán ngấy món ăn đậm vị thịt, cá lại vừa thể hiện sự khéo léo, tiết kiệm, vun vén của những người phụ nữ Hà Nội xưa.
5. Bánh Tôm:
Tinh hoa của người Hà Nội có nhiều, nhưng có lẽ trong số ấy chúng ta cần phải nhắc đến bánh tôm Hồ Tây, đây thực sự là một nét đẹp ẩm thực được đúc kết từ sự khéo léo và sành ăn của những con người hào hoa, thanh lịch.
Ngày xưa bánh tôm Hồ Tây đã in dấu trong lứa tuổi học trò Hà Nội, các học sinh trường Chu Văn An trước đây đều biết đến hương vị bánh tôm nóng ngay trước cổng trường. Bây giờ những bà bán hàng bánh tôm không còn nữa, thời gian đã làm biến đổi rất nhiều và bánh tôm Hồ Tây cũng vậy.
Thưởng thức món bánh tôm Hồ Tây truyền thống - một đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Thăng long - Hà Nội.
Và còn rất nhiều đặc sản riêng như Bún đậu mắm tôm, Lợn mán mẹt, Lòng nướng, nem rán….
Ẩm thực Hà Nội kể cũng thật đặc biệt, cứ đi tìm theo món ăn truyền thống mà thưởng thức thì chẳng khi nào thấy chán, mỗi món ăn đều có những sự tinh tế và bí quyết riêng của nó.
Những nét văn hóa truyền thống này có ý nghĩa biết bao trong lúc người ta không khỏi choáng ngợp trước những đồ ăn thức uống từ khắp mọi nơi xô bồ tập kết về đây, những món ăn kể trên góp phần là đặc sản mang vẻ đẹp riêng của Hà Nội.
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
hungvukcr1
1 bài | 490 lượt xem
Chủ đề được xem nhiều nhất
-
Chim sẻ nướng sả ớt cực ngon
22,391 lượt xem -
Đặc sản Sài Gòn giá cực yêu
21,065 lượt xem -
Thịt cừu trong ẩm thực của Ấn Độ
20,178 lượt xem -
Các món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Ấn Độ
19,225 lượt xem -
Cơ bản về Cocktail
15,494 lượt xem -
10 món ăn nhẹ không thể không thử qua
15,107 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn