Thời điểm nào không nên uống chè xanh?
21.07.2014, 03:20 PMBạn thích bài viết này?
Không nên uống nước chè xanh khi đói bụng
Vì lúc này, hiệu suất hấp thu của cơ thể bạn rất cao, do đó chất chát trong nước chè xanh sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị đồng thời những thành phần bất lợi trong chè xanh được nhanh chóng hấp thu vào máu và gây nên hiện tượng say chè xanh mà rất nhiều người đã gặp phải, bạn sẽ có cảm giác nôn nao, tim đập loạn nhịp, khó chịu, bụng cồn cào, thậm chí buồn nôn nữa đấy. Không những thế, khi đói bụng, uống nước chè xanh sẽ làm loãng dịch vị, gây kích ứng niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều chất chua lâu dần sẽ gây nên bệnh viêm dạ dày rất phổ biến nữa đấy.
Không nên uống nước chè xanh ngay sau khi ăn
Tốt nhất hãy uống nước chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, nếu bạn uống ngay sau khi ăn sẽ khiến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể bị giảm đi rất nhiều do chất tanin trong chè xanh khi đến dạ dày sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng hơn, khó tiêu hóa, khó hấp thu hơn.
Không nên uống nước chè xanh vào buổi tối trước khi đi ngủ
Vì trong nước chè xanh có chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào sẽ gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn từ đó khiến bạn mất ngủ. Vì thế, vào buổi tối, bạn nên hạn chế uống nước chè xanh, nếu có thì hãy cách giờ ngủ khoảng 2 tiếng để đảm bảo một giấc ngủ sâu và ngon giấc. Thời điểm tốt nhất để bạn uống nước chè xanh là vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong khoảng 30 phút nhằm có được sự tỉnh táo cần thiết để làm việc và học tập đấy, lúc này bạn có thể uống từ 2-3 cốc tùy theo sở thích nhé.
Không nên dùng nước chè xanh để uống thuốc
Bới vì các chất trong nước chè xanh như tanin, caffeine khi gặp các thành phần của thuốc sẽ gây nên những phản ứng khiến thuốc mất, hoặc giảm đi tác dụng rất nhiều. Chính vì vậy bạn tuyệt đối không nên dùng nước chè xanh để uống bất cứ loại thuốc nào nhé, theo lời khuyên của nhiều bác sỹ, nước lọc ấm khoảng 25-30 độ C là sự lựa chọn tốt nhất để bạn uống thuốc và giúp thuốc nhanh được hấp thu vào cơ thể, phát huy tối đa tác dụng đấy.
Khi bị bệnh không nên uống nước chè xanh
Vì lúc này bạn cần thư giãn hoàn toàn để nghỉ ngơi và nhanh bình phục, trong khi đó nước chè xanh lại chứa một hàm lượng cafein khá cao gây những kích thích lên hệ thần kinh, tạo hưng phấn khiến bạn có cảm giác căng thẳng hơn và khó có thể nghỉ ngơi hoàn toàn được. Không những thế nước chè xanh còn cản trở quá trình tiêu hóa, sự hấp thu dưỡng chất vào cơ thể và giảm tác dụng của thuốc, đây chính là những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe và sự bình phục của người bệnh đấy.
Không nên uống nước chè xanh khi mang thai và cho con bú
- Trong thời kỳ mang thai: Nếu mẹ bầu uống nước chè xanh, hàm lượng caffeine trong nước chè xanh sẽ qua nhau thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bào thai, thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn đến tình trạng nhiễm độc thai nghén trong thai kỳ rất nguy hiểm;
- Trong thời gian cho con bú: Nếu các mẹ uống nước chè xanh, chất caffeine có trong thức uống này sẽ thâm nhập trong sữa và gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đến các bé, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất của trẻ sơ sinh và cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Không những thế, hàm lượng lớn của axit tannic có trong nước chè xanh có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của tuyến vú và ức chế sự tiết sữa mẹ gây ra tình trạng thiếu hụt sữa, mất sữa khá phổ biến.
Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của các bé, bạn không nên uống nước chè xanh khi đang mang thai và thời gian cho con bú nhé.
Dù biết nước chè xanh là thực phẩm lành mạnh và rất tốt cho sức khỏe con người tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng, hạn chế những phản ứng ngược không tốt khi bạn biết sử dụng đúng cách, đúng thời điểm với một liều lượng hợp lý đồng thời tránh xa thời điểm không nên uống nước chè xanh như đã tư vấn ở trên nhé. Đặc biệt bạn cần lưu ý nếu uống nước chè xanh thường xuyên thì bạn chỉ nên uống loãng, khi nước còn ấm và không nên uống nước chè xanh đã để qua đêm đâu đấy.
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên biết
465,298 lượt xem -
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
67,015 lượt xem -
Vì sao bạn dễ say rượu?
55,927 lượt xem -
Cách chữa trị chuột rút hiệu quả
24,896 lượt xem -
Hơi thở tiết lộ nguy cơ ung thư dạ dày
24,339 lượt xem -
Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp
22,686 lượt xem