Sử dụng bình nóng lạnh an toàn, tiết kiệm
25.03.2015, 10:27 AMBạn thích bài viết này?
Chọn thông minh:
Để có được chiếc bình nóng lạnh tốt nhất, mọi người nên chọn các nhãn hiệu có uy tín để được đảm bảo về chất lượng và thuận lợi trong việc bảo hành như: Ariston, Ferroli... Chú ý không nên mua bình nóng lạnh không rõ nguồn gốc xuất xức và phải đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nếu gia đình ít người mà chỉ dùng để tắm (vòi sen) thì chỉ cần dùng bình nóng lạnh có dung tích nhỏ như 15l, 20l, 30l. Còn nếu sử dụng cho bồn tắm hoặc cung cấp nước nóng cho tất cả các vòi nước trong nhà thì nên chọn những bình nóng lạnh có dung tích lớn như loại 50l, 80l, 100l.
Trên thị trường có nhiều loại bình nóng lạnh với công suất và dung tích phù hợp với nhu cầu người mua. Nếu gia đình ít người thì nên chọn bình nhỏ từ 10l, 15l, 30l có công suất từ 1.500 W đến 2.500 W, còn nếu gia đình có nhiều hơn 4 người nên chọn bình có công suất lớn hơn 3.000 - 4.000 W.
Để tiết kiệm điện, mọi người nên thường xuyên tắt bình nóng lạnh và chỉ mở trước khi cần dùng. Vì vậy, cần chọn máy có tốc độ làm nóng nước nhanh, chỉ trong vài phút sau khi mở nút công tắc. Điều này giúp không phải đợi lâu để có nước nóng như ý.
Bình nóng lạnh trực tiếp: thường nhỏ gọn, kiểu dáng đẹp, đa tính năng. Nước lạnh chảy trực tiếp qua bình nhỏ ở đó rồi được làm nóng ngay bằng dây đốt. Không mất thời gian chờ làm nước nóng trước khi tắm, bên cạnh đó còn còn tiết kiệm điện năng. Ngoài ra, máy còn có bộ cảm biến điều chỉnh nhiệt độ và rơ-le kiểm soát áp suất nước và có lại có thêm cầu giao chống giật.
Bình nước nóng gián tiếp: thời gian để làm nóng nước từ 5 - 15 phút. Loại bình này khá cồng kềnh và lắp đặt phức tạp. Loại này an toàn hơn so với bình trực tiếp nhưng vì thời gian chờ nước nóng quá lâu, gây lãng phí điện.
Sử dụng thông minh:
Kỹ sư Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rò điện ở bình nóng lạnh và nhiều khi sự thiếu hiểu biết của người sử dụng về sử dụng bình nóng lạnh đã gây ra những "họa" lớn cho chính mình.
Trong quá trình sử dụng, không ít người quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh đã có rơ-le ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24h/24h, kể cả trong lúc đang tắm (thực tế, rơ-le này chỉ có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước cao rơ-le tự động cắt điện, chứ không có chức năng bảo vệ chống điện rò ra nước).
Chính việc cắm điện liên tục khiến cho dây may-so, dây dẫn... có thể bị hỏng do hoạt động quá tải gây ra rò điện. Thông thường, hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạnh từ dây may-so với môi trường bên ngoài. Khi lớp cách điện của may-so bị ăn mòn, bong tróc hoặc bị hỏng là nguyên nhân gây ra rò điện.
Ngoài ra, nhều người tiêu dùng "hồn nhiên" tắm nóng, tắm lạnh mà không để ý đến sự "già nua" của bình nóng lạnh. Thực tế, trong quá trình sử dụng, các thiết bị đều có thể bị ăn mòn, bong tróc gây ra rò điện ví dụ dây điện được lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu ngày nên vỏ dây giòn, rỉ và gây rò điện. Ngoài ra, chiếc gioăng cao su cách điện nối nối giữa dây may-so, vỏ bình và dây dẫn điện có thể bị nứt, bong tróc gây thấm nước dẫn điện ra bên ngoài gây nguy hiểm cho người sử dụng...
Theo đó, để đảm bảo an toàn trước hết không nên sử dụng những chiếc bình nóng lạnh già nua. Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, đó là tắt bình nóng lạnh trước khi tắm.
Các chuyên gia cũng khuyên, phải thường xuyên bảo trì bảo dưỡng bình nóng lạnh, kiểm tra các dây dẫn. Người sử dụng cũng có thể lắp thêm các thiết bị chống giật (một số model bình nóng lạnh mới đã tích hợp thiết bị chống giật). Khi có biểu hiện bị giật, thiết bị này sẽ tự động ngắt điện.
Khi thấy người thân bị giật điện do bình nóng lạnh, không nên lao vào cứu mà phải nhanh chóng ngắt cầu giao điện, sau đó đưa người bị giật ra ngoài và làm các thao tác sơ cứu.
Các chuyên gia cũng cảnh báo ngoài bình nóng lạnh, bàn là, lò nướng điện, ấm điện siêu tốc, nồi cơm điện... đều nằm trong nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ cao. Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này là sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao.
Người sử dụng có thể lấy bút thử điện để kiểm tra các đồ dùng xem có bị rò điện không. Khi sử dụng xong nên ngắt nguồn điện. Ngoài ra, người sử dụng có thể sử dụng một số các biện pháp phòng ngừa như đấu thêm bộ chống rò rỉ điện. thiết bị chống giật cho cả nguồn điện trong gia đình.
Tổng hợp
Chủ đề trước
Tạo chủ đề mới
-
Cách cắt chai thủy tinh cực đơn giản
113,869 lượt xem -
Mẹo gỡ bã kẹo cao su trên sàn nhà
29,041 lượt xem -
Mẹo giữ hoa tươi lâu đơn giản
21,901 lượt xem -
Mẹo bẫy chuột đơn giản mà vẫn hiệu quả
17,661 lượt xem -
Tự may túi vải nhỏ đơn giản đáng yêu
15,920 lượt xem -
Sử dụng bình nóng lạnh an toàn, tiết kiệm
13,876 lượt xem